Quán bún riêu ‘ruột’ của nhà Đăng Khôi gần chợ Bến Thành

Thủy Anh và Đăng Khôi ăn bún riêu ở một hàng bên hông chợ Bến Thành từ khi mới vào Sài Gòn nhiều năm trước và vẫn duy trì thói quen này đến bây giờ. 

Bún riêu là món ăn bình dị, dân dã, quen thuộc với người Sài Gòn. Bát bún riêu đầy ắp, đỏ au màu của cà chua, của nước dùng đậm đà luôn khiến thực khách xao xuyến chỉ cần đi ngang qua hay nhìn một tấm ảnh post lên mạng lúc nửa đêm cũng làm ứa nước miếng.

Ảnh: 123dzo

Bát bún gồm tiết, chả cua hoặc chả cá, miếng riêu cua to chắc, một số loại rau sống. Ảnh: 123dzo

Ở Sài Gòn, không khó để kiếm một tiệm bún riêu, với các biến tấu như bún riêu tôm… Một trong số những địa điểm nổi danh nhất nằm trong khu trung tâm chính là quán bún riêu gánh Bến Thành. Quán mở đã khá lâu, ban đầu chỉ là gánh ngồi vỉa hè, nay đã có cửa hàng khang trang. Chưa bàn về độ ngon, quán đã thu hút khách qua đường bởi lượng khách lúc nào cũng đông đúc. Nếu may mắn bạn còn có thể gặp một số sao Việt đang xuống phố, lê la ăn hàng nữa.

Mới đây,  Đăng Khôi – Thủy Anh cũng bật mí mình là khách ruột của tiệm bún nổi tiếng này. Hai vợ chồng được giới thiệu và ăn từ cách đây nhiều năm, đôi khi còn rủ cả vợ chồng em trai là Đăng Nguyên và Xari Nguyễn đi cùng.

quan-bun-rieu-ruot-cua-nha-dang-khoi-gan-cho-ben-thanh-1

Vợ chồng Thủy Anh – Đăng Khôi cùng vợ chồng em trai Đăng Nguyên rủ nhau đi ăn bún riêu gánh Bến Thành.

Là người gốc Bắc, hai vợ chồng mới đầu cũng chưa quen với hương vị bún riêu của người Nam nhưng về sau cũng bắt đầu “ghiền”. Bà xã Đăng Khôi mách nhỏ trên trang cá nhân: “Bún riêu bên hông chợ Bến Thành, Thủy Anh và anh Khôi ăn từ hồi mới vào Sài Gòn, hồi đó tiệm còn ở vỉa hè, giờ được nâng cấp vào nhà rồi. Hồi đó, hai vợ chồng lượn lờ bằng xe máy, có thêm cả Ken nữa vẫn cân đủ. Bún riêu kiểu miền Nam ngon nhất Sài Gòn mà Thủy Anh từng được ăn. Bao năm vẫn ngon quá!”.

Quán từng được đánh giá là sang chảnh với mức giá hơi cao so với mặt bằng chung ở Sài Gòn nhưng lại có ưu điểm là vị trí không thể trung tâm hơn. Bát bún có hương và sắc quyến rũ thực khách, bát nhỏ nên ăn không ngấy, nước dùng đậm đà, gồm tiết, chả cua hoặc chả cá, riêu cua đều cho cục to đầy đặn. Tuy nhiên với một số người khó tính thì bát bún ở đây chưa thể làm hài lòng họ hoàn toàn.

Ành:

Nồi bún với màu sắc hấp dẫn, hương thơm mời gọi thực khách. Ảnh: xuongrong296

Người Bắc khi mới vào Nam sẽ cảm thấy không quen với bát bún chế biến kiểu khác. Cùng là bún riêu nhưng bún riêu Hà Nội thanh nhẹ, có lượng ăn vừa đủ hơn. Điểm quan trọng là nước chua dùng để nấu bún ngoài Bắc thường là mẻ, còn người miền Nam thường cho vào nồi nước dùng một tô nước me pha sẵn, hoặc cho trực tiếp khi ăn. Họ còn dùng thêm hạt điều để nước lèo có màu tươi đỏ đẹp mắt nữa.

Nếu như lớp riêu cua trong bát bún riêu xứ Bắc vừa mềm, xốp lại thơm vị cua đồng và chỉ chế biến từ gạch cua, thân cua giã thì riêu cua miền Nam thường được ép thành bánh dày, chắc nịch, pha thêm lòng đỏ trứng và có cả thịt băm để lớp riêu dày dặn hơn mà vẫn giữ được độ xốp, mềm. Khi khách gọi, chủ quán mới cho từng thành phần và dùng muỗng xắn từng miếng gạch cua dày, ăn đã miệng. Đi kèm với bát bún là chén nước mắm ớt me đặc trưng, khác với phong cách ăn của người Bắc.

Quán nằm ở đường Phan Bội Châu, đối diện cổng chợ Bến Thành, bạn có thể gọi thêm nước mía, nước dừa hoặc một số loại nước giải khát khác.

quan-bun-rieu-ruot-cua-nha-dang-khoi-gan-cho-ben-thanh-3

Bát bún có giá khoảng 35.000 đồng. Ảnh: 123dzo

Hà Nguyên

Theo Ngôi Sao