Phía sau hiện tượng ‘Võ Tắc Thiên’: Vì sao phim cổ trang Việt Nam thua trên sân nhà?

Cơn sốt về phim “Võ Tắc Thiên” và nhiều phim cổ trang khác của Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản ở xứ ta đặt ra câu hỏi “nóng”: Vì sao phim cổ trang của họ hấp dẫn đến vậy, còn phim cổ trang Việt Nam lại thua? Sự xâm lấn văn hóa ngoại qua phim ảnh thực sự là một cảnh báo mạnh mẽ! Giải mã Vì sao Võ Tắc Thiên phiên bản 2014 với chủ đề “Quyền lực” – một phim cổ trang nhiều tập – lại hấp dẫn khán giả Việt Nam đến thế? Rõ ràng, câu chuyện về Võ Tắc Thiên – người đàn bà đẹp nổi tiếng dùng mưu mô để đạt tới đỉnh cao quyền lực không ai còn lạ. Vì thế, khán giả xem phim không quan tâm tới những câu chuyện hậu trường đấu đá ngôi vị giữa các bà phi. Mà sự quan tâm đầu tiên có sự góp sức lớn của truyền thông, mạng xã hội đã “lăng xê” bộ phim quá trời, từ đó dẫn đến chuyện tìm kiếm bộ phim trên mạng. Phía sau hiện tượng Võ Tắc Thiên Vì sao phim cổ trang Việt Nam thua trên sân nhà Khán giả quan tâm tới chuyện 3.000 bộ trang phục được thiết kế đặc biệt, thêu may cầu kỳ cho các nhân vật trong phim, tạo ra những khoảng hở quyến rũ cho các bà phi, bà hậu khoe thân, hay những cảnh “nóng” đến mức độ nào trong cung đình và dĩ nhiên là diễn viên chính. Việc chọn Phạm Băng Băng (sinh năm 1981) vào vai chính của phim là sự hoàn hảo. Cô từng được tờ Tin Tức Bắc Kinh bình chọn là người phụ nữ đẹp nhất Trung Quốc năm 2010, nhận giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất LHP quốc tế Tokyo, LHP sinh viên Bắc Kinh, LHP Á – Âu và Giải điện ảnh Bách Hoa, là biểu tượng của thời trang Trung Quốc. Và hơn thế, cô còn là nhân vật trung tâm của nhiều báo lá cải, gây nhiều tranh cãi… Võ Tắc Thiên còn lôi cuốn ở sự hoành tráng, lộng lẫy của các cảnh trong vương triều. Phía sau hiện tượng Võ Tắc Thiên Vì sao phim cổ trang Việt Nam thua trên sân nhà Một bộ phim Nhật Bản khác cũng thu hút rất đông khán giả trên truyền hình, đạt chỉ số rating cao, với cái tên Tình sử công chúa Go. Vì sao? Vì những trang phục kimono đẹp đẽ, vì những phong cảnh tuyệt đẹp của xứ Phù tang, vì tinh thần võ sĩ đạo – samurai tạo nên sức bí ẩn, quyến rũ lạ thường – thấm đẫm trong phim. Còn phim cổ trang Việt Nam… Những phim cổ trang Việt gần đây dù đã khá hơn nhiều, như Thiên mệnh anh hùng (đạo diễn Victor Vũ), có phim đầu tư cả triệu USD như Lửa Phật (đạo diễn Dustin Nguyễn) và có phim doanh thu “khủng” như Mỹ nhân kế (đạo diễn Nguyễn Quang Dũng). Nhưng phải thẳng thắn thừa nhận: Phim cổ trang Việt vẫn chưa phim nào tạo được sự hào nhoáng, lộng lẫy như khán giả mong đợi, vì chúng ta chưa có phim trường, mà toàn lo mượn, dựng bối cảnh chắp vá, tạm bợ. Thiết kế trang phục thì tùy tiện, lai căng, không thấy bóng dáng, hồn vía các vương triều xưa đâu. Đổ lỗi tại thiếu tư liệu lịch sử, rồi tự tiện sáng tạo trang phục, làm các sử gia và biên kịch tranh cãi liên miên. Hiện thực lịch sử và hiện thực hư cấu luôn ở hai đường thẳng song song. Trong khi ở các nước có hẳn các nhà máy, xí nghiệp chuyên thiết kế, may các trang phục lịch sử, cổ trang. Phía sau hiện tượng Võ Tắc Thiên Vì sao phim cổ trang Việt Nam thua trên sân nhà

Phim cổ trang Lửa Phật thất bại về doanh thu.

Diễn viên thì cũng “vơ bèo gạt tép” lấy từ các đoàn kịch kết hợp, trong khi ở các nước diễn viên đóng các nhân vật lịch sử được đào tạo công phu, bài bản từ nhỏ. Và ngay từ khâu đầu tiên: Viết kịch bản, chúng ta đã không có những nhà biên kịch chuyên viết phim lịch sử, cổ trang. Làm phim cổ trang, các nước có cả một công nghệ riêng, còn ở ta vẫn mang tính tự phát, không đồng bộ. Trong khi nhiều nước dùng điện ảnh như một công cụ, vũ khí lợi hại để quảng bá, xâm nhập văn hóa thì ở ta không những không có biện pháp phòng vệ, mà “chịu trận” để họ tấn công. Nhưng trước hết phải bắt đầu từ nội lực của bản thân. Một nền điện ảnh mạnh sẽ tự tạo ra kháng thể hữu hiệu.

Việt Văn

Theo Lao Động