Những hành khúc nổi tiếng gợi nhớ về Cách Mạng Tháng Tám

Sự kiện lịch sử 19 tháng 8 – Cách Mạng Tháng Tám – in sâu trong tiềm thức nhiều người dân Thủ đô qua những bản hành khúc nổi tiếng.

19 tháng 8 Gắn liền với mốc son lịch sử của dân tộc – Cách Mạng Tháng Tám – ca khúc 19 tháng 8 của cố nhạc sĩ Xuân Oanh vẫn vẹn nguyên sức sống, sức lan tỏa trong lòng người dù đã đi qua 69 mùa thu. Không chỉ ra đời đúng ngày 19/8/1945, ca khúc còn có một hoàn cảnh sáng tác đặc biệt.

Những hành khúc nổi tiếng gợi nhớ về Cách Mạng Tháng Tám

Nhạc sĩ đã sáng tác bài hát này khi ông hòa cùng dòng người đấu tranh. Khi ấy, ông vừa đi vừa viết lời hát lên trên những mảnh báo cũ, vỏ bao thuốc lá. Viết được dòng nào, ông hát lên cho mọi người cùng hát theo và đến chiều cùng ngày thì bài hát được in lại và phổ biến rộng rãi. Đến nay, ca khúc này vẫn được xem là một dấu mốc về ngày khởi nghĩa của dân tộc. Sau này, khi nhắc lại về ca khúc “bất hủ” của mình, cố nhạc sĩ đều cho rằng, 19 tháng 8 chính là nhạc phẩm do toàn dân Việt Nam vun đắp thành những cảm xúc, khiến âm nhạc và lời ca từ đâu ào ạt xuất hiện trong đầu ông và “bật ra một cách kỳ lạ”. Mỗi năm, đến dịp cả nước tưng bừng kỷ niệm 19/8, ca khúc này lại vang lên trên khắp nẻo đường của Thủ đô. Lên đàng Tiếng gọi thanh niên Trong số các ca khúc được vang lên trong những ngày tháng Tám lịch sử ở Hà Nội, hai hành khúc của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là Tiếng gọi thanh niênLên đàng không chỉ làm lay động trái tim những khán giả lớn tuổi, mà ngay cả lớp khán giả thế hệ 8X, 9X cũng phần nào hình dung được không khí đấu tranh cách mạng của toàn dân tộc. Với giai điệu trầm bổng, lời ca hào hùng, ca khúc Tiếng gọi sinh viên được nhạc sĩ Lưu Hữu Phước viết ra trong niềm hứng khởi của cao trào cách mạng. Còn hành khúc Lên đàng được Lưu Hữu Phước viết ra trong những ngày “xếp bút nghiên” tại Hà Nội, lên đường trở về Nam: “Nào anh em ta cùng nhau xông pha lên đàng, kiếm nguồn tươi sáng…”. Có phần giai điệu cùng lời ca hừng hực khí thế quyết tâm của lớp trẻ, sau đó, Lên đàng trở thành ca khúc chính thức của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và xuất hiện nhiều trong các hoạt động tập thể của học sinh, sinh viên. Tiến quân ca

69 năm về trước, vào ngày 19/8/1945, bản hành khúc ấn tượng nhất của nhạc sĩ Văn Cao – Tiến quân ca – đã vang lên trên khắp mọi ngả đường của Thủ đô. Khi đó, bài Quốc ca của Việt Nam đã được chính tác giả tấu lên bằng chiếc đàn Ac’monium, mà theo hồi ký của Văn Cao, ca khúc đã tạo nên tiếng vang trong lòng quần chúng nhân dân. Cùng nhau đi Hồng binh

Sáng ngày 19/8/1945, đoàn người từ mọi ngả kéo tới Quảng trường Nhà hát Lớn, họ vừa đi vừa hát vang bản hành khúc cách mạng Cùng nhau đi Hồng binh. Bản hành khúc như nhắc lại quá khứ hào hùng của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh năm xưa: “Cùng nhau đi Hồng binh/ Đồng tâm ta đều bước/ Đừng cho quân thù thoát/ Ta quyết chí hy sinh”. Bản hành khúc đi cùng năm tháng này đã được nhạc sĩ Hoàng Vân tái hiện lại dưới hình thức hợp xướng mùa thu 1960 nhân dịp 15 năm Quốc khánh Việt Nam trong hợp xướng mang tên Hồi tưởng.

Hoàng Ca

Theo Zing.vn