Những chuyện kỳ lạ quanh cuộc thi Hoa hậu Thế giới

Kể từ khi ra đời, các cuộc thi sắc đẹp thường chia đôi dư luận – một nửa ủng hộ và một nửa chỉ trích. Tuy nhiên ít có cuộc thi nào gây phân cực yêu ghét mạnh như Miss World.

Nhân việc đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu Thế giới sắp diễn ra vào ngày 14/12, hãy cùng điểm lại những sự kiện đã khiến cuộc thi sắc đẹp này trở thành một trong những đề tài được bàn tán nhiều nhất suốt nhiều thập kỷ qua. Từ cuộc thi “một lần rồi thôi” thành sự kiện ăn khách Sự kiện Hoa hậu Thế giới đầu tiên được tổ chức vào năm 1951 tại Anh, với tên chính thức là Cuộc thi liên hoan Bikini, nhằm tôn vinh các bộ áo tắm 2 mảnh mới được giới thiệu tại năm đó. Cái tên cuộc thi Hoa hậu Thế giới là do báo chí chọn. Bản thân người sáng lập cuộc thi, ông Eric Morley, cũng chỉ có ý định tổ chức cuộc thi một lần rồi thôi. Tuy nhiên sau khi nghe tin cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ (Miss Universe) sắp sửa xuất hiện, Morley đã quyết định biến Hoa hậu Thế giới thành cuộc thi thường niên. Cuộc thi hồi năm 1951, với sự tham gia của 26 thí sinh và phần thắng thuộc về Hoa hậu Thụy Điển Kiki Hakansson, cũng là lần cuối cùng một hoa hậu Miss World nhận vương miện khi mặc đồ tắm 2 mảnh (bikini).

Những chuyện kỳ lạ quanh cuộc thi Hoa hậu Thế giới

Những người đẹp tham dự cuộc thi Miss World đầu tiên diễn ra vào năm 1951.

Mt thời gian ngắn sau khi cuộc thi Hoa hậu Thế giới ra đời, Morley gây tranh cãi khi định ra các tiêu chuẩn về vẻ đẹp cho thí sinh. Ông nói rằng các thí sinh lý tưởng “phải ở trong độ tuổi từ 17-25, cao khoảng 1,73m, nặng 50 -57kg, vòng eo 67cm – 73cm, hông từ 106 tới 109cm, không hơn, không kém”. Ông cũng cho biết thêm rằng họ phải có “gương mặt đáng yêu, răng đẹp, tóc dài, chân thẳng hoàn hảo ở cả phía trước lẫn phía sau” và từng thí sinh phải được lựa chọn kỹ để loại bỏ khiếm khuyết hình thể. Năm 1966, một biến cố đã xuất hiện trong cuộc thi Hoa hậu Thế giới, khi một nhóm 9 sinh viên đại học Cambridge lên kế hoạch bắt cóc Hoa hậu Nam Phi Johanna Carter. Âm mưu bắt cóc nhằm vào Carter, khi cô ghé thăm ngôi trường cùng 52 thí sinh khác. Carter gào lên kêu cứu và người vệ sĩ bảo vệ cô đã dùng ô chống lại các sinh viên kể trên. Nhóm bắt cóc bỏ chạy sau khi một quan chức của Hoa hậu Thế giới đấm một sinh viên vào mặt. Có tin nói những kẻ này đã tìm cách bắt cóc Carter để đòi tiền chuộc, nhằm phục vụ cho một hoạt động… từ thiện của sinh viên.

Những chuyện kỳ lạ quanh cuộc thi Hoa hậu Thế giới

Người biểu tình vì nữ quyền phản đối Miss World 1970.

Ngập trong tranh cãi, nhưng vẫn được ưa chuộng Tuy nhiên vụ bắt cóc này không gây nhiều ì xèo tai tiếng như một vụ khác, diễn ra trong cuộc thi Hoa hậu Thế giới lần thứ 20 diễn ra vào năm 1970. Đó là năm các nhóm nữ quyền tăng cường hoạt động và cuộc thi không nằm ngoài tầm ngắm của họ. Vào ngày 20/11/1970, thời điểm diễn ra vòng chung kết Hoa hậu Thế giới 20, đã có 2 biến cố liên quan tới cuộc thi. Biến cố đầu tiên xảy ra lúc 2h30 sáng, khi một nhóm thanh niên trẻ tụ tập bên ngoài một chiếc xe tải chở thiết bị hỗ trợ phát sóng của đài truyền hình BBC đang đỗ bên ngoài Nhà hát Hoàng gia Albert Hall, nơi tổ chức cuộc thi. Họ nhét một quả bom tự chế làm từ thuốc nổ TNT dưới chiếc xe rồi bỏ chạy. Vài phút sau, chiếc xe phát nổ và bị hư hỏng nhẹ. Vụ nổ này được báo chí đưa tin ngay trong ngày, nhưng vẫn chưa thấm thía gì so với biến cố thứ 2 diễn ra sau đó vào cuối ngày. Đó là giữa cuộc thi Hoa hậu Thế giới, khi khoảng 50 người phụ nữ và một số người đàn ông bắt đầu ném bom bột màu, bom dính, bom mực lên sân khấu cùng vô số tờ rơi. Miệng họ liên tục hét lớn: “Chúng tôi là những nhà giải phóng”; “Chúng tôi không đẹp, chúng tôi không xấu, chúng tôi đang tức giận” và “Hãy cấm cái chợ gia súc đáng khinh này!” Cả thế giới đã nhớ màn quấy rối ấy. Nó giống như một cái tát đau vào mặt ban tổ chức. Nhưng chuyện chưa dừng lại ở đây. Cuộc thi Hoa hậu Thế giới lần thứ 20 còn gây tranh cãi bởi ban tổ chức cho phép 2 thí sinh từ Nam Phi tham gia tranh tài, với một người da đen và một người da trắng. Việc này gây ra cáo buộc ban tổ chức có hành vi phân biệt chủng tộc. Chưa hết, năm đó Hoa hậu Jennifer Hosten của Grenada đã đăng quang, trong khi Thủ tướng Grenada có chân trong ban giám khảo, làm dấy lên nghi vấn về việc có xung đột lợi ích trong cách làm việc của ban tổ chức. Bê bối trở nên lớn hơn khi người ta biết rằng 4/9 giám khảo đã bỏ phiếu chọn Hoa hậu Thụy Điển là người chiến thắng, trong khi Hosten chỉ nhận được có 2 phiếu. Tuy nhiên kết cục thì Hoa hậu Thụy Điển chỉ đứng thứ 4. Có thể nói 1970 là năm đầy tai tiếng với Hoa hậu Thế giới. Áp lực từ báo chí khiến bà Julia Morley, vợ của sáng lập viên Hoa hậu Thế giới Eric Morley, phải từ chức khỏi ghế giám đốc tổ chức giải. Nhưng các sự cố và bê bối đã không giết chết được cuộc thi. Buổi truyền hình trực tiếp cuộc thi Hoa hậu Thế giới 1970 đã thu hút gần 24 triệu lượt người xem chỉ ở riêng nước Anh, qua đó biến nó thành chương trình truyền hình có tỷ lệ người xem cao nhất năm.

 Tường Linh

Theo Thể thao & Văn hóa