Sau những cảnh bạt tai nhau nảy lửa trước ống kính, nạn nhân chỉ biết xoa má trong khi đối phương rối rít xin lỗi và hỏi thăm.
Vào vai cô gái tráo trở, thực dụng, yêu tiền, Bảo Anh đã lĩnh trọn cái tát giáng trời từ bạn diễn. |
Theo chia sẻ của Bảo Anh, khi thực hiện cảnh quay này, để đạt được hiệu quả cao nhất, bạn diễn của cô tát rất thẳng tay khiến cô tái mặt. Đau đớn hơn, vì phải lấy nhiều góc máy, cảnh “bạo lực” này phải thực hiện tới 3-4 lần. Diệu Hương xót lòng mỗi khi tát bạn diễn Nữ diễn viên 8X cũng có cảnh quay tát con riêng của chồng trong bộ phim Bánh đúc có xương. Bà mẹ một con cho biết, đó là cảnh quay khiến cô xót xa nhất.
Trước sự ngang ngược, chống đối một cách vô lý của con riêng chồng, nhân vật của Diệu Hương buộc lòng phải dạy dỗ cô bé. |
Diệu Hương chia sẻ: “Cảnh tát con chồng cũng là cảnh quay khiến tôi xót nhất. Mặc dù con chồng do bé Hà Anh thể hiện rất vô tư: ‘Không sao, mẹ cứ tát đi’ nhưng tôi đã làm mẹ rồi làm sao có thể tát được con như thế. Xót lắm. Dẫu vậy, vì thu tiếng đồng bộ nên cần sự chân thực nhất, tôi đã phải làm vài lần mới có cảm giác được. Và để thực hiện được cảnh quay bạo lực này, tôi đã phải xin phép và xin lỗi rất nhiều”. Diễn viên Thu Hường tát bạn diễn phát khóc Diễn viên Thu Hường, người thủ vai Thư trong Của để dành chia sẻ, một trong những cảnh quay chị nhớ nhất và cũng cảm thấy có lỗi với bạn diễn nhất là khi phải tát người giúp việc tên Lài. Lần đầu tiên thể hiện một vai diễn trong phim truyền hình, lại phải thẳng tay tát bạn diễn, Thu Hường diễn đi diễn lại mấy đúp đều không đạt. Nhưng khi đạo diễn Đỗ Thanh Hải rỉ tai, “em tát thật đi”, chị như được cởi bỏ tâm lý và tát liền tay. Cảnh đó Thu Hường dùng hết sức để tát làm cô bé thủ vai Lài đau và bị bất ngờ đến mức khóc tức tưởi trước ống kính và cả sau khi cảnh quay hoàn thành.
Diễn viên Thu Hường thể hiện khá thành công những vai ác trên màn ảnh Việt. |
Nguyệt Ánh nhớ mãi cái tát vừa đau vừa tức của đạo diễn Dốc tình của đạo diễn Lưu Trọng Ninh chính là bộ phim đưa diễn viên Nguyệt Ánh tới với nghiệp diễn. Tham gia phim khi còn khá trẻ, nhỏ tuổi hơn so với vai diễn và chưa có bất cứ kinh nghiệm nào song theo nhận xét của ê-kíp làm phim, khi thử vai, họ nhìn thấy những nét tính cách của nhân vật Vân trong Nguyệt Ánh, từ nhìn nét mặt có vẻ cam chịu đến ánh mắt vừa trong sáng, ngây thơ vừa pha chút tội nghiệp. Chia sẻ về vai diễn đầu tay của mình, Nguyệt Ánh từng kể: “Diễn xuất của tôi khi đó chủ yếu là từ những cảm nhận có được qua kịch bản, nghĩ sao, hiểu sao, thể hiện vậy. Khi nào thấy không hợp lý, chú Ninh mới góp ý. Nhưng đâu phải lúc nào cũng suôn sẻ. Khi diễn cảnh tát nhau với cô em gái Thùy (Kim Hiền đóng) nhau, cả hai đều sợ đối phương đau nên tát như… khều, chú Ninh thấy diễn hoài không đạt nên… tát cho mỗi đứa một cái thật đau và nói ‘tát vậy mới là tát chứ’. Vừa đau vừa tức vì bị la nên ngay sau đó, 2 cái tát được thực hiện thành công”.
Nguyệt Ánh thực hiện tốt cảnh “bạo lực” trong bộ phim đầu tay nhờ cái tát của đạo diễn Lưu Trọng Ninh. |
Xuân Lan và Anh Thư tát nhau như trời giáng Trước khi quay cảnh hai chân dài “thanh toán” nhau trong phim Những cô gái chân dài, Xuân Lan và Anh Thư thử nhập vai một lần, lúc đó họ chỉ vờn nhau thật nhẹ nhàng. Nhưng khi quay thật, host của Vietnam’s Next Top Model đã giáng cho bạn diễn một cái tát mạnh đến mức nữ diễn viên Yêu đến tận cùng không lấy được thăng bằng và ngã xuống ghế. Lúc đó, Thư giận tái mặt cũng tát lại đối phương thật mạnh. Đoán hướng tát từ phía bên phải nên Lan đã chuẩn bị tư thế đỡ, không ngờ, Thư lại tát về phía trái, kết quả là Xuân Lan lãnh trọn. Sau khi kết thúc cảnh quay, cả hai rối rít hỏi han đối phương. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng Xuân Lan – Anh Thư đã mượn vai diễn để trả đùa thù riêng.
Xuân Lan và Anh Thư không ngần ngại “ăn miếng trả miếng” bằng những cái bạt tai giáng trời trên màn ảnh. |
Trung Hiếu ôm má cười dù bị tát Trong phim Giải hạn, nhân vật Triệu (Lê Vi) bị chồng (Trần Lực) bỏ rơi, cô chán nản định buông xuôi tất cả. Cảm thông và thương chị, em chồng (Trung Hiếu) đã cố gắng thuyết phục nhưng vì nói một câu hơi quá đà, nhân vật của Trung Hiếu đã bị ăn tát của chị dâu. Để thực hiện cảnh này, Trung Hiếu và Lê Vi phải tập 5-6 lần. Vì muốn tìm cảm giác thật nên lần nào Trung Hiếu cũng bị tát rất đau. Đến khi phim bấm máy, anh năn nỉ: “Không cần phải thật lắm đâu, chị thương em làm nhẹ nhẹ thôi nhé”. Trong lòng đinh ninh đàn chị đã dịu đòn nên anh cứ vô tư diễn, không ngờ Lê Vi vung tay “choảng” cho Hiếu một cái tát trời giáng, mặt đỏ dừ. Dù đau tái mặt song khi nghe Lê Vi phân trần: “Từ bé đến giờ chưa tát ai bao giờ nên chị muốn thử xem nó như thế nào”, Trung Hiếu chỉ biết ôm má cười.
Diễn viên Trung Hiếu. |
Kim Oanh và cái “vuốt má” nhớ đời Nhắc tới những diễn viên chuyên trị vai ác của màn ảnh Việt, không thể không kể tới nữ diễn viên Kim Oanh – người thủ vai Mây trong Sóng ở đáy sông. Từng không ít lần “xuống tay” với bạn diễn khi vào những vai đanh đá, chua ngoa song cái tát nhớ đời nhất của Kim Oanh chính là khi cô trong vai “người bị hại”. Vai diễn đầu tiên của Kim Oanh là khi đang học năm thứ nhất đại học Sân khấu Điện ảnh. Cô vào vai quần chúng, xuất hiện 3 – 4 cảnh trong phim Đông Ki ra thành phố. Trong phim, nhân vật của Kim Oanh sẽ bị Chí Trung cho ăn tát. Khi tập, Chí Trung chỉ vuốt má cô và trấn an: “Yên tâm, anh chỉ tát kỹ thuật thôi”. Đến khi quay, không ngờ đạo diễn hô “bắt đầu” cũng là lúc Kim Oanh nổ đom đóm mắt vì cái tát của Chí Trung. Mỗi lần nhắc lại vai diễn đầu tiên, Kim Oanh vẫn đùa: “Vai diễn đó tôi nhận được 40.000 đồng cát-xê và cái vuốt má nhớ đời của anh Trung”.
Diễn viên Kim Oanh. |
Cố nghệ sĩ Văn Hiệp cảm ơn cái tát “để đời” của đàn anh Cố nghệ sĩ Văn Hiệp cũng có một cái tát “để đời” từ diễn viên Hòa Tâm phía sau ống kính. Ông kể: “Lúc đó, tôi thi vào lớp kịch nói nên cứ lân la đi hỏi kinh nghiệm đàn anh. Ông Hòa Tâm gợi ý, bảo tôi thử diễn một cảnh khóc. Thấy mặt tôi cứ trơ ra, ông ấy thẳng tay cho một cái tát như trời giáng, giữa ban ngày mà sao tóe đầy trời! Thật ức đến ứa nước mắt. Ông ấy vỗ đùi, cười ha hả: Thấy chưa, khóc được rồi kia kìa. Chú mày hận tao quá nên mới khóc được chứ gì? Đấy chính là vấn đề, khi nhập vai phải nghĩ mình ở trong hoàn cảnh ấy, phải có nội tâm, diễn mới có hồn”. Cũng từ cái tát đó, cố nghệ sĩ Văn Hiệp tìm ra “chân lý” để các vai diễn của ông ấn tượng hơn, đi vào lòng người hơn.
Nghệ sĩ Văn Hiệp. |
Tiểu Uyên
Theo Zing.vn