Lưu Gia Linh thử thách với Ice Bucket Challenge.
Theo bệnh nhân ALS là Tiểu Xuân (tên người bệnh đã được thay đổi) tại trung tâm trên cho biết: “Tổ chức Ice Bucket Challenge ở nước ngoài thường có ghi rõ địa chỉ quyên góp, giúp mọi người hiểu rõ được hoạt động trên nhằm giúp những người mắc bệnh gì. Thế nhưng ở Trung Quốc thì rất ít người biết điều đó”. Một bệnh nhân khác là anh Vương Dịch Âu cũng cảm thấy không mấy tin tưởng vào trào lưu Ice Bucket Challenge đang phát triển ngày càng “nóng” ở Trung Quốc: “Người nổi tiếng tham gia chắc chắn sẽ khiến gây chú ý rộng rãi, nhưng chúng tôi không hy vọng rút cục hoạt động này sẽ mang tính giải trí đơn thuần. Chỉ mong mọi người không nên quên bản chất gốc của trò dội nước đá này, bởi người bệnh mới chính là nhân vật chính được quan tâm ở đây“.
Chương Tử Di.
So với sự quan tâm và ủng hộ một cách nhiệt tình của nhiều tầng lớp người trong xã hội tới Ice Bucket Challenge, những bệnh nhân ALS như chị Tiểu Khải lại tỏ ra không mấy hào hứng và có cái nhìn thiếu thiện cảm về hoạt động trên: “Nói thật chẳng có tác dụng gì với chúng tôi cả. Dường như mọi người đều đổ dồn vào chỉ vì các ngôi sao tham gia chứ mấy ai biết thực chất của hoạt động này là gì“. Đồng tình với ý kiến trên, bệnh nhân Tiểu Lưu cho biết: “Hoạt động này chỉ đơn có vậy, nóng trong vài ngày rồi lại chìm ngay thôi“. Và thực tế là cho dù hoạt động trên có thu hút được bao nhiều ngôi sao tham gia, nhận được bao nhiêu bài viết hay phỏng vấn trên báo chí, những người bệnh mắc chứng ALS như Tiểu Lưu, Tiểu Khải… ở trung tâm này vẫn không hề nhận được bất kỳ sự hỗ trợ thực tế nào. Tiểu Lưu còn thể hiện sự không hài lòng bởi “các báo đua nhau tung hê tinh thần thách đố của các ngôi sao, hay người nổi tiếng khoe thân” chứ không hề nhắc đến những người bệnh như cô: “Cứ như thể chỉ vì những người nổi tiếng đó thì mọi người mới chú ý và quyên góp, như vậy cũng chỉ có thể giải quyết tình hình trong phút chốc“, Tiểu Lưu tâm sự.
Lý Băng Băng cũng hưởng ứng trào lưu này
Chính cái nhìn phiến diện của xã hội đã khiến những người bệnh ở đây có thái độ không mấy lạc quan vào hoạt động công ích mà các ngôi sao đang nô nức tham gia. Chia sẻ về những người bệnh ALS, một chuyên gia về chứng bệnh cho biết: “Những bệnh nhân này khác xa so với những gì mọi người tưởng tượng, bởi ALS không thể trị được tận gốc, chủ yếu phụ thuộc vào thuốc và máy hô hấp để duy trì cuộc sống. Nói trắng ra là đốt tiền“. Ba tháng trước khi xuất hiện trào lưu dội nước đá lên đầu, trung tâm Búp bê sứ từng nhận được khoản tiền quyên góp là hơn 700.000 NDT. Theo tính toán, nếu trào lưu trên thực chất mang lại hiệu quả sẽ có thể giúp điều trị cho 3 – 4 bệnh nhân ở trung tâm. Hoat động ALS Ice Bucket Challenge (Thử thách dội nước đá vì bệnh nhân ALS), là lời thách đố “Hãy dội xô nước đá lạnh lên đầu” được đội trưởng đội bóng chày Đại học Boston là Pete Frates khởi xướng (anh từng mắc căn bệnh ALS từ năm 2012) với mục đích gây quỹ từ thiện cho những người mắc căn bệnh lạ trên.
Mark Zukerberg (phải) sau khi tự dội nước đá lên đầu đã gửi lời thách đấu tỉ phú Bill Gate (trái).
Sau khi Frates đăng tải video tự dội nước lạnh lên đầu, trò thách đố đã có hơn 15 triệu lượt người quan tâm và tổ chức ALS lan truyền đi thử thách dành cho những người dám chấp nhận. Trong đó có nhiều ngôi sao và người nổi tiếng đã tham gia, CEO Facebook – Mark Zukerberg đã thực hiện hoạt động dội nước đá, ghi hình lại và gửi lời thách đấu tới tỉ phú Bill Gates. Tiếp nối sau đó là hàng trăm người, từ nổi tiếng đến các bạn trẻ đều đồng loạt tham gia Những người tham gia sẽ đóng góp 10 USD, nếu không làm theo lời thách đấu họ sẽ đóng góp 100 USD vào quỹ từ thiện. Trước khi phong trào này được lan truyền, số tiền quyên góp được vô cùng thấp nhưng chỉ sau một thời gian ngắn từ 29/7/2014 đến 18/8/2014 đã lên tới gần 16 triệu USD.