Người đạp ngã Thái Trinh trên đường bị chỉ trích côn đồ

Chia sẻ của nữ ca sĩ 9X khi bị người đàn ông đạp ngã trên đường phố Sài Gòn khi dừng đèn đỏ khiến nhiều fan bức xúc thay cho thần tượng.

Bức xúc với hành vi côn đồ Cách vài giờ lên sóng chương trình trực tiếp The Voice Kids diễn ra tối 13/9, Thái Trinh đã bị một người đàn ông chở trẻ con đi cùng đạp ngã ngay trên đường đến trường quay, chân bê bết máu. Hành động của người này khiến nhiều cư dân mạng xót xa cho nữ ca sĩ. Độc giả Hùng Nguyễn nói, mọi người khoan quan tâm đến chuyện ai đúng hay sai luật giao thông. Vấn đề là tại sao trong thời đại này vẫn còn những con người cư xử không có văn hóa như vậy, nhất là khi có sự hiện diện của trẻ em? Không thể lấy lý do vội vàng để dùng lời lẽ thô tục, dùng bạo lực. Đó là hành vi của loài vật, không phải con người. Người đàn ông không nói gì đã tông thẳng vào đuôi xe Thái Trinh, làm sao cô hiểu được ông ta muốn gì. Nếu ông nói “cho chú rẽ phải”, ai cũng nhường đường là ý kiến của Đặng Tuấn. Hành xử đạp vào xe cho người khác ngã như vậy rất côn đồ. Trên xe còn có bé gái nên ông cũng là người không ra làm sao, anh Tuấn nói. Ngoài ra, trên đường không có quy định phải nhường phần đường cho người rẽ phải, đó là do tự ý thức của người đi đường. Nút giao thông đó có được phép rẽ phải khi đèn đỏ hay không vì không phải xe 2 bánh đều được phép rẽ phải khi đèn đỏ mà khi có biển báo hiệu cho phép mới được rẽ. Theo nhiều độc giả, hành vi đạp xe phụ nữ của một người đàn ông là không thể chấp nhận được. Theo nhiều độc giả, hành vi đạp xe phụ nữ của một người đàn ông là không thể chấp nhận được. Còn Từ Minh cảm thấy khó chịu khi đọc những chia sẻ chê trách Thái Trinh. Cô nhấn mạnh, luật không bắt mọi người phải nhường đường khi đèn đỏ để dành một đường nhỏ cho người khác rẽ. Muốn nhường hay không là tùy ý người ta. Đường Việt Nam không phân làn cho xe rẽ như nước ngoài mà bắt buộc phải nhường đường chứ? “Vì sao một số  bạn lại chê trách Thái Trinh và ủng hộ người đàn ông kia? Cách hành xử ấy là phạm tội vì đã cố tình gây thương tích cho người khác. Ngoài ra,  dù thoát tội, tôi thật không hiểu người cha như thế dạy con thế nào”, cô cho biết.

Người đạp ngã Thái Trinh trên đường bị chỉ trích côn đồ
Chia sẻ của Thái Trinh trên trang cá nhân.

Là mẹ của 2 cô con gái nhỏ, chị Huyền bức xúc trước hành động sai trái người đàn ông lạ mặt đối với Thái Trinh. Chị nói, ông chở theo trẻ con nhưng không ý thức được nếu rẽ phải ngay đoạn đường không có biển báo sẽ nguy hiểm đến tính mạng của hai người ngồi trên xe. Hành động thô bạo đạp ngã người khác còn trở thành gương xấu cho con nhỏ. Đứa trẻ sau này lớn lên chạy xe trên đường cũng vượt mặt lấn tuyến, có hành vi côn đồ hay gây ra án mạng, gia đình sẽ trách ai? Cần cư xử văn minh khi lưu thông trên đường Khi đọc những bình luận chỉ trích vì hiểu lầm mình cũng vi phạm giao thông trong tình huống xảy ra va chạm với người đàn ông kia, Thái Trinh nói, nhiều người đã hiểu lầm chia sẻ của cô trên trang cá nhân khi cho rằng đèn giao thông vẫn còn màu vàng, cô có thể chạy qua luôn nhưng không chịu di chuyển làm cản trở người phía sau. Nữ ca sĩ bộc bạch: “Tôi dùng xe ở làn đường dành cho xe máy, không đứng bên hướng rẽ phải. Bên đó đang có rất nhiều xe máy khác. Khi đèn đỏ đếm lùi số, còn vài giây chuẩn bị sang đèn xanh (không phải từ vàng sang đỏ như độc giả hiểu lầm), một số người đã vượt đèn chạy trước. Tôi muốn tuân theo đúng luật nên vẫn chưa chạy thì người đàn ông này hai lần gõ vào biển số xe, hối thúc tôi chạy luôn. Sau đó, khi tôi bắt đầu chạy, người này không rẽ phải, mà đi thẳng rồi đạp tôi ngã lăn ra đường”. Thái Trinh giải thích thêm, ra đường cô bịt mặt kín nên không ai nhận ra. Khi gặp sự cố, cô cũng không muốn đôi co với người kia, để tránh nhận thêm rắc rối và tự mình dựng xe đứng dậy đi tiếp. Bàn về thái độ văn minh, lịch sự khi lưu thông trên phố nhân trường hợp của ca sĩ Thái Trinh, nhiều độc giả cũng phát biểu ý kiến của mình. Tuy luật quy định màu đèn để di chuyển và có mức phạt cụ thể, nhưng anh Nguyễn góp ý, khi dừng đèn đỏ mọi người nên lựa chỗ dừng. Luật không cấm dừng ngay sát lề phải, nhưng phép lịch sự nên chừa khoảng đó để người muốn rẽ phải có thể đi dễ dàng. Giống như chuyện thang cuốn ở bên Nhật, người ta đứng sát vào một bên, chừa một bên luôn trống cho người muốn đi vội. Không ai đề ra luật đó nhưng người có suy nghĩ và ý thức nên cư xử văn minh lịch sự. Hiếu Nguyễn lại cho rằng, dù tùy từng nút giao thông có đèn hay không có đèn để rẽ phải, quan trọng nhất vẫn là ý thức con người. Mọi người không nên đứng ngay đường người ta rẽ, dành cho họ một khoảng đường đủ để họ có thể rẽ phải. Anh nói, đi xe ở Việt Nam có điểm rất ngộ là mọi người đứng chật hết chỗ, nhiều khi người khác muốn rẽ phải cũng đành chịu.

***

“Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe khi chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước”. “Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với hành vi chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ”.

Nhật My

Theo Zing.vn