Nếu phải chọn ra một người phụ nữ có sức ảnh hưởng trong ngành công nghiệp điện ảnh đang manh nha hình thành ở Việt Nam, thì chắc chắn Ngô Thanh Vân là cái tên đầu tiên được nhắc đến.
Bộ phim mới nhất mà đả nữ của làng điện ảnh Việt vừa tham gia trong cả hai vai trò nhà sản xuất và diễn viên chính đã có chuyến chu du cùng cô đến Hội chợ phim Cannes và một số hội chợ phim lớn ở Châu Âu để tìm đường “xuất ngoại” trước khi ra mắt tại Việt Nam vào tháng 9 năm nay.
Vẫn tâm huyết và đầy cảm hứng với điện ảnh, Ngô Thanh Vân chỉ cười trước lời hỏi đùa có phải từng tuyên bố bỏ không làm phim nữa khi bộ phim Cô Ba Sài Gòn bị livestream trong rạp chiếu, rồi đáp lại: “Nói vậy thôi, phim ảnh là cái nghiệp rồi, sao bỏ được!”
Dám nghĩ, dám làm, tin tưởng tuyệt đối vào con đường mình đã chọn, Ngô Thanh Vân chính xác là hình mẫu lý tưởng – câu trả lời thuyết phục nhất của việc làm điều không thể, chỉ với ý chí, niềm tin và quyết tâm thép của một người phụ nữ trên con đường vốn rất ít bóng hồng có thể trụ được như điện ảnh.
Tạo hình của Ngô Thanh Vân trong bộ phim Hai Phượng – bộ phim hành động mới nhất mà cô đang kì vọng sẽ mang đến những trải nghiệm điện ảnh mới mẻ cho người xem.
* Vừa trở về từ Hội chợ phim thế giới Cannes cùng bộ phim Hai Phượng – bộ phim mới nhất do chị sản xuất và đóng vai chính. Cảm giác của chị thế nào?
Dù không phải là lần đầu mang phim Việt ra thị trường quốc tế, nhưng mỗi lần đi là một lần tôi lại thấy rõ hơn sự phát triển của điện ảnh thế giới. Ông bà ta nói đúng: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
Vài năm trở lại đây, điện ảnh Việt đã bắt đầu khởi sắc hơn khá nhiều, số lượng phim ra mắt nhiều hơn. Nhưng so với những gì điện ảnh thế giới đã;. chạm đến, chúng ta còn ở một vị trí rất xa họ.
Giờ đây chuyện làm phim với thế giới không còn chỉ là việc làm một bộ phim theo phong cách A hay trào lưu B nữa, mà đã thực sự là một trải nghiệm tuyệt đối, trên mọi phương diện dành cho người xem.
* Chị có thể nói rõ hơn ấn tượng của chị về sự thay đổi này không?
Cụ thể như là việc quảng bá cho một cho bộ phim chẳng hạn. Chúng ta thì thường quảng bá từng phần: ra mắt poster, trailer, họp báo phim, showcase, giới thiệu trên các phương tiện truyền thông, v.v…
Nhưng chuyện sản xuất và phát hành phim trên thế giới thì trực quan hơn. Để bộ phim đến được gần người xem hơn, họ áp dụng nhiều phương thức tương tác như banner động trên đường, cho phép người xem sống trong bộ phim thông qua các công cụ thực tế ảo, hay các ứng dụng sinh động về phim được cài đặt trên điện thoại di động…
Tôi nghĩ đã đến lúc mình và ekip phải tái định nghĩa lại trải nghiệm điện ảnh, không chỉ gói gọn trong nội dung phim mà còn phải mang nó vào cuộc sống theo những cách mới lạ hơn.
Biết đâu được sắp tới các bạn có thể thưởng thức trailer phim Hai Phượng theo một cách độc đáo hơn thì sao?
* Từ diễn viên tự học để trở thành đạo diễn. Từ đạo diễn lại có tham vọng trở thành một nhà sản xuất phim. Và giờ đây chị lại muốn tái định nghĩa lại trải nghiệm điện ảnh từ trước đến nay của khán giả Việt. Có vẻ như Ngô Thanh Vân chưa bao giờ chịu “đóng khuôn” mình trong một công thức nào cả thì phải?
Khi bạn thật sự đam mê với điện ảnh, bạn sẽ mong muốn được tạo ra những tác phẩm mang dấu ấn của bạn nhiều hơn chỉ là một nhân vật. Quá trình tôi trở thành nhà sản xuất phim là đích đến của những người yêu thích bộ môn điện ảnh.
Bản thân tôi cũng đã trải qua nhiều vai trò khác nhau như diễn viên, đạo diễn, dựng phim… trước khi đến sản xuất phim như hiện tại.
Ngay thời điểm này, tôi đã có thể bao quát và có cái nhìn xa hơn rộng hơn về một tham vọng điện ảnh mà tôi ao ước và toàn tâm cống hiến cho nó. Hơn nữa, điện ảnh là hơi thở, là cuộc sống, mà cuộc sống đâu có bao giờ ngừng lại.
Chúng phải luôn thay đổi, phát triển và sáng tạo thì tại sao mình lại giới hạn mình trong một khuôn mẫu nào đó mà không trải nghiệm nó theo một cách khác, ở một vị trí khác.
Ngô Thanh Vân chưa từng đóng khung mình vào một hình mẫu nào. Với cô điện ảnh là việc làm điều tưởng chừng không thể, sáng tạo và tiếp cận công nghệ mới mỗi ngày.
* Nhưng nếu theo những gì chị vừa nói thì sự tái trải nghiệm điện ảnh này chỉ đến từ yếu tố công nghệ. Thực ra một bộ phim lay động lòng người thì người kể chuyện và bản thân câu chuyện cũng quan trọng chứ?
Thậm chí rất quan trọng, vì máy móc không thay thế được góc nhìn, cảm xúc của con người. Vậy nên bạn sẽ không thể kể được những câu chuyện lay động cảm xúc nếu thiếu đi óc sáng tạo của biên kịch, sự tinh tế của đạo diễn hay sự nhạy bén của diễn viên.
Tuy nhiên, bạn cũng không thể tạo nên một thế giới diệu kỳ, khác biệt hoàn toàn với thực tại nếu thiếu sự giúp sức của công nghệ. Không những vậy, thiếu công nghệ, người xem sẽ không có điều kiện trải nghiệm điện ảnh theo những cách phong phú và ấn tượng như hiện nay. Có thể nói, con người làm nên nội dung, còn công nghệ làm nên thẩm mỹ cho một tác phẩm.
Đời sống tinh thần của người Việt đang ngày một nâng cao, không thể kéo họ ra rạp nếu không có những trải nghiệm đủ sức tái định nghĩa điện ảnh trong mắt họ. Đây là hai yếu tố song hành và có tầm quan trọng tương đương trong việc phát triển điện ảnh.
* Vậy chị làm cách nào để dung hoà được giữa việc kể được một câu chuyện hấp dẫn, lại vừa thoả mãn thị giác thẩm mỹ của chính chị bằng công nghệ?
Đạo diễn phải là người “biết” kể chuyện bằng hình ảnh. Để là người “biết” kể chuyện thì chắc chắn phải là người giàu vốn sống, giàu trải nghiệm, đặc biệt là sự cảm nhận sâu sắc về những điều xảy ra xung quanh, dù đó là điều nhỏ nhất, giản dị nhất.
Nguồn cảm hứng cũng không ở đâu xa, nó xuất phát ngay từ những điều bình dị xung quanh. Tôi có một thói quen là dùng smartphone để lưu lại những khung cảnh, sự việc đời thường mà tôi bắt gặp mỗi ngày.
Nhờ vào camera khẩu độ kép của chiếc Samsung Galaxy S9+ mà tôi luôn mang theo, lúc nào tôi cũng lưu giữ lại những hình ảnh đẹp, từ đó gột tả được “câu chuyện” hay ho qua mỗi khung cảnh, bối cảnh, sự việc khác nhau, dù ngày hay đêm.
Ngoài ra, tính năng quay phim siêu chậm lên đến 960 khung hình/ giây trên Galaxy S9+ cũng khiến tôi ngỡ ngàng. Tôi thường sử dụng chức năng này để ghi những góc quay thử nhằm hình dung ra bối cảnh phim.
Khán giả mê phim hành động chắc không lạ lẫm gì với những cảnh quay Super Slow Motion, tuy vậy chi phí thực hiện các phân cảnh này thường rất lớn. Nhưng giờ thì chỉ cần có trong tay chiếc điện thoại của Galaxy S9+, tôi dễ dàng ghi lại hiệu ứng slo-mo của các động tác.
Máy móc nếu biết sử dụng nó như một công cụ hiệu quả, nó sẽ hỗ trợ rất nhiều cho công việc của bạn, Galaxy S9+ là một công cụ hữu ích như thế với công việc làm phim của tôi.
Ngô Thanh Vân là người trực tiếp thực hiện những pha hành động trong các bộ phim của cô và không ít lần gặp chấn thương ngay trên phim trường
Ngô Thanh Vân luôn bận rộn với công việc. Đó là niềm đam mê lớn nhất của cô ở thời điểm hiện tại
* Nói chuyện với Ngô Thanh Vân, hình như người ta không còn nhớ đến đời sống riêng của chị, tất cả chỉ có hai chữ “công việc”?
Gần như 90% thời gian của tôi dành trọn cho công việc, khoảng trống còn lại tôi sẽ dành cho việc thư giãn để gặp bạn bè và nghỉ ngơi. Tôi là tuýp người không muốn phí phạm bất cứ một giây phút nào trong cuộc sống. Nếu không được làm việc có lẽ tôi sẽ stress hơn nữa.
Đến hiện tại, tôi vẫn cảm thấy rất hạnh phúc với con đường tôi chọn và đang đi. Thế nên các bạn đừng lo, vì nếu có thay đổi chắc tôi sẽ sớm nói cho các bạn nghe thôi (cười).
* Là một người mẫu, chuyển sang đi hát nhưng cuối cùng lại thành công hơn cả ở lĩnh vực điện ảnh, chị có cho rằng mình mất khá nhiều năm thanh xuân để tìm hướng đi đúng?
Tôi là một người rất xem trọng chữ duyên, mọi trải nghiệm của chúng ta đều là sự chuẩn bị cho đích đến sau này. Tôi ít khi nhìn các công việc người mẫu, ca hát hay diễn viên, đạo diễn dưới góc độ riêng lẻ, tách biệt. Suy cho cùng, chúng đều là những ngành nghệ thuật, đều mang đến các kỹ năng cần thiết để theo đuổi việc diễn xuất hiện tại.
Nhìn lại những năm tháng tuổi trẻ, tôi không hề thấy tiếc nuối hay đặt ra câu hỏi “Giá như mình đến với diễn xuất sớm hơn”. Không ai biết liệu ngày ấy nếu không khởi nghiệp với vai trò diễn viên thì liệu tôi có được như bây giờ của hiện tại? Chỉ thấy ngay lúc này, mình là một diễn viên – đạo diễn – nhà sản xuất đang nuôi ước mơ tái định nghĩa trải nghiệm điện ảnh.
Những ước mơ tưởng chừng không tưởng ấy sẽ là hạt giống để tôi và các đồng nghiệp đưa điện ảnh Việt đến những nấc thang cao hơn trên bản đồ điện ảnh thế giới.
* Nỗ lực đưa điện ảnh Việt ra khỏi khuôn khổ trong nước. Nhưng chính chị cũng từng thừa nhận cơ hội cho những diễn viên Việt nói riêng và Á nói chung ở nước ngoài là nhỏ nhoi. Vậy cơ hội nào dành cho chúng ta?
Trước khi tính đến chuyện bước ra thế giới, chúng ta phải giải quyết được bài toán trong nhà đã. Phải làm sao để điện ảnh trong nước thực sự trở thành một ngành công nghiệp mạnh mẽ, với sức cạnh tranh cao. Làm sao để người Việt có thói quen ủng hộ điện ảnh nước nhà?
Một trong những lợi thế của việc này là hiện nay các thiết bị hỗ trợ công nghệ, hình ảnh đã phát triển hơn trước rất nhiều, và các nhà làm phim Việt trẻ cũng đã nhanh nhạy cập nhật những công nghệ, kĩ thuật làm phim mới, mang đến những cảnh quay ấn tượng để làm phong phú thêm trải nghiệm điện ảnh của người xem.
Chẳng nói đâu xa, khi nhìn sang các nước bạn trong châu Á, chúng ta sẽ thấy họ đang từng bước chinh phục Hollywood như thế nào. Trung Quốc với thị phần khổng lồ đang giúp diễn viên nước họ được ưu ái xuất hiện trong các dự án bom tấn. Hàn Quốc, Nhật Bản sở hữu những ngôi sao có tầm ảnh hưởng toàn cầu cũng bắt đầu hành trình chinh phục thế giới.
Với chúng ta, đó sẽ còn là giấc mơ, nhưng là một giấc mơ có thể thực hiện được. Tôi tin là như vậy.
Ngô Thanh Vân và dàn diễn viên Việt nổi bật tại Liên hoan phim quốc tế Busan 2017
* Mục tiêu lớn nhất trong tương lai gần chị muốn đóng góp cho điện ảnh Việt là gì?
Tôi muốn xây dựng một vũ trụ cổ tích điện ảnh Việt Nam. Vì sống xa nhà từ nhỏ nên khao khát muốn điện ảnh hoá những giá trị truyền thống văn hoá ngày càng lớn dần trong tôi. Tôi cũng tin con đường để kể những câu chuyện lịch sử tưởng chừng như khô khan đó sẽ dễ dàng hơn qua phim ảnh.
Giới trẻ sẽ tiếp cận và đón nhận nhanh hơn; những người lớn hơn sẽ có cơ hội sống lại một tuổi thơ huy hoàng và những câu chuyện cha ông xưa, những giá trị truyền thống văn hoá sẽ dần gần gũi và đẹp hơn trong mắt người Việt. Đó cũng là cách tôi tái định nghĩa trải nghiệm điện ảnh.
Trong khi rất nhiều nhà làm phim đau đầu về việc phải mua các kịch bản nước ngoài để remake lại phim cho người Việt xem, sao chúng ta không lấy chính những câu chuyện Việt Nam để kể cho thế hệ con cháu chúng ta lòng tự hào về lịch sử và văn hoá Việt.
Nhiều người nói với tôi là không thể làm đâu vì xu hướng điện ảnh giờ đây là remake. Nhưng tôi là như thế. Tôi muốn thử thách mình làm điều không thể để xem có thể làm đến đâu. Khán giả Việt hãy cùng chờ đợi những sản phẩm mới từ ekip của tôi nhé!