Loại bỏ phần thi áo tắm là bước ngoặt của thi Hoa hậu?

Nếu trước đây áo bơi xuất hiện trong thi Hoa hậu là để giải phóng phụ nữ khỏi những kìm kẹp hà khắc về sự tự do trong ăn mặc, thì thời điểm này, loại bỏ thi áo tắm khiến nhiều phụ nữ hiện đại cảm thấy bớt đi áp lực về việc phải vươn tới vẻ Đẹp lý tưởng “cao vời”.

Sau khi cuộc thi Hoa hậu Mỹ Miss America tuyên bố loại bỏ phần thi áo tắm, rất nhiều ý kiến trái chiều đã được đưa ra, tờ Time (Mỹ) đã tiếp cận các chuyên gia văn hóa Mỹ – những người nắm rõ nhất tiến trình lịch sử của những cuộc thi Hoa hậu tại Mỹ.

Theo đó, nhiều chuyên gia đánh giá việc loại bỏ phần thi áo tắm là một sự kiện lớn có tính chất bước ngoặt. Trước tuyên bố bất ngờ của ban tổ chức Miss America, phần đông dư luận coi đây là một dấu hiệu tích cực, cho thấy sự phát triển, tiến bộ ở một cuộc thi dành cho phụ nữ.

Sự thay đổi này cũng được các chuyên gia đánh giá là nhất quán với tôn chỉ, mục đích của những cuộc thi nhan sắc tại Mỹ, xuyên suốt từ quá khứ, hiện tại, tới tương lai. Miss America khởi điểm là một cuộc thi đồ bơi đơn thuần, một động thái từng được cho là để giải phóng phụ nữ khỏi những phép tắc nghiêm ngặt vô lý trong đời sống xã hội.

Phần thi bikini tại Miss America

Cuộc thi Miss America đầu tiên được tổ chức năm 1921 ở thành phố biển Atlantic nhằm mục đích thúc đẩy mùa du lịch ở thành phố này. Kể từ sau đó, nhiều thành phố biển khác của Mỹ cũng “ăn theo” tổ chức những cuộc thi tương tự. Thời kỳ này, nhìn chung phụ nữ phải ăn vận kín cổng cao tường mới được coi là “đoan trang, tề chỉnh”.

Khi ra biển, những phụ nữ mặc đồ bơi hơi ngắn một chút sẽ bị những người quản lý an ninh trật tự ở bãi biển đem thước dây ra đo, để xem có vi phạm quy định về trang phục nơi công cộng hay không. Khi ấy, phụ nữ phải rất táo bạo mới dám khoe ra một chút… chân trần trong bộ đồ bơi. Thời ấy, nhiều phụ nữ đi ra biển thường mặc “kín mít”, đi cả tất dài dưới bộ đồ bơi.

Nhà nghiên cứu lịch sử Blain Roberts nhận định: “Thời này, những phụ nữ tham gia vào cuộc thi đồ bơi là những người mạnh mẽ, dám tự giải phóng chính mình khỏi những quy tắc kìm kẹp phụ nữ vô lý.

“Khi ấy, phụ nữ còn không dám trang điểm vì sợ điều tiếng xấu là không đứng đắn. Nhưng những phụ nữ đi thi Hoa hậu thời này vừa trang điểm, vừa mặc đồ bơi xuất hiện trước công chúng. Họ là những cá tính nổi loạn”.

Phần thi đồ bơi ở buổi sơ khai của Miss America

Phần thi đồ bơi ở buổi sơ khai của Miss America

Ngay từ buổi ban đầu, phần thi đồ bơi đã luôn là một phần thi gây tranh cãi. Miss America đã không thể diễn ra trong khoảng thời gian từ năm 1920-1932 bởi nhà chức trách địa phương ở Atlantic đánh giá đây là một cuộc thi khó chấp nhận.

Hồi năm 1935, lần đầu tiên phần thi tài năng được đưa vào để đối chọi lại những chỉ trích cho rằng cuộc thi chỉ đề cao yếu tố nhan sắc.

Bên cạnh đó, những xuất học bổng vào Đại học cũng bắt đầu được trao từ năm 1945. Nhờ đó, cuộc thi bắt đầu thu hút những cô gái học thức, tài năng, xinh đẹp…

Đến năm 1989, các thí sinh tham gia Miss America được yêu cầu hỗ trợ các hoạt động nhân đạo, hướng đến chuẩn mực toàn thiện, toàn mỹ.

Hiện giờ, những con số về tỷ suất người xem, cho thấy rằng Miss America không còn được theo dõi rộng rãi như trước đây nữa. Việc cuộc thi không còn phần thi áo tắm sẽ khiến nhiều người bật tivi lên xem, khi đêm chung kết Miss America diễn ra trong tháng 9 này, để xem cuộc thi bây giờ sẽ được tổ chức như thế nào.

Bikini gợi cảm xuất hiện tại Miss America những năm trước

Bikini gợi cảm xuất hiện tại Miss America những năm trước

Theo chuyên gia xã hội học Hilary Levey Friedman, người trẻ bây giờ xem tivi và bình luận trên mạng xã hội với cách nhìn và sự phân tích sâu sắc. Họ hiểu rằng đằng sau nhiều hình ảnh đẹp lung linh của các Hoa hậu là những chỉnh sửa photoshop, những thủ thuật hóa trang với gương mặt được “make-up” kỹ lưỡng tỉ mỉ.

Theo chuyên gia Blain Roberts, việc kết thúc phần thi áo tắm trong bối cảnh hiện tại vẫn tiếp tục sự “giải phóng phụ nữ” mà Miss America đã từng hướng đến từ buổi ban đầu.

Việc loại bỏ phần thi áo tắm, loại bỏ đi những chuẩn Đẹp cao “ngất ngưởng”, giờ đây, hóa ra, là một bước đi tiếp theo trong sứ mệnh “giải phóng phụ nữ”.

Nếu trước đây áo bơi xuất hiện trong thi Hoa hậu là để giải phóng phụ nữ khỏi những kìm kẹp hà khắc về sự tự do trong ăn mặc, thì thời điểm này, loại bỏ thi áo tắm khiến nhiều phụ nữ hiện đại cảm thấy bớt đi áp lực về việc phải vươn tới vẻ Đẹp lý tưởng “cao vời” khiến nhiều chị em thấy bất an về diện mạo bản thân.

Xung quanh phụ nữ hiện đại, trên khắp các phương tiện truyền thông đại chúng, vốn đã có quá nhiều hình ảnh phụ nữ đẹp lung linh “không tì vết”.

Và để phụ nữ hôm nay cảm thấy tự tin, thoải mái hơn với chính mình, Miss America bắt đầu bằng việc loại bỏ đi một phần thi thuần túy đọ sắc vóc – món xổ số độc đắc của tự nhiên, để phụ nữ bớt đi những cơn “ú tim” đầy bất an.

Nhìn lại hành trình của bikini tại các cuộc thi nhan sắc

Trong một thế kỷ qua, trang phục bikini của các thí sinh tham gia các cuộc thi Hoa hậu đã chứng kiến một sự thay đổi không ngừng, phản ánh những chuyển biến trong quan niệm xã hội đối với hình thể phụ nữ.

Mỹ được coi là quốc gia sản sinh ra những cuộc thi hoa hậu quốc tế và quốc gia này cũng đã nhiều lần có người đẹp trở thành Hoa hậu tại những đấu trường nhan sắc lớn nhất thế giới. Nhìn vào tiến trình thay đổi của những bộ đồ bơi tại các cuộc thi Hoa hậu Mỹ, người ta sẽ thấy lại những nét đổi thay thú vị.

Phần thi áo tắm đã thay đổi rất nhiều trong vòng một thế kỷ qua kể từ khi cuộc thi Hoa hậu đầu tiên được tổ chức ở Mỹ năm 1921. Ban đầu, những chiếc áo bơi khá kín đáo, cho tới tận cuối thập niên 1990, những bộ áo bơi sexy gợi cảm mới bắt đầu xuất hiện.

Những thay đổi ở phần thi áo bơi tại các cuộc thi Hoa hậu cũng phản ánh những quan niệm đổi thay đối với hình thể phụ nữ theo thời gian.

Khi cuộc thi Hoa hậu Mỹ Miss America bắt đầu được tổ chức năm 1921, tất cả các bộ đồ bơi đều là “một mảnh” và trông đều giống như những chiếc mini juýp.
Khi cuộc thi Hoa hậu Mỹ Miss America bắt đầu được tổ chức năm 1921, tất cả các bộ đồ bơi đều là “một mảnh” và trông đều giống như những chiếc mini juýp.
Phụ nữ ở thập niên 1920 không để lộ ra vòng 1 khi mặc đồ bơi và những chiếc áo bơi đều khá kín đáo.
Phụ nữ ở thập niên 1920 không để lộ ra vòng 1 khi mặc đồ bơi và những chiếc áo bơi đều khá kín đáo.
Tuy áo bơi ở thập niên 1920 kín đáo là vậy, nhưng cuộc thi Hoa hậu Mỹ Miss America vẫn bị buộc phải ngưng tổ chức trong vài năm (từ 1928 đến 1932) vì có nhiều người phản đối, cho rằng cuộc thi quá phản cảm. Đến năm 1933, cuộc thi mới trở lại.
Tuy áo bơi ở thập niên 1920 kín đáo là vậy, nhưng cuộc thi Hoa hậu Mỹ Miss America vẫn bị buộc phải ngưng tổ chức trong vài năm (từ 1928 đến 1932) vì có nhiều người phản đối, cho rằng cuộc thi quá phản cảm. Đến năm 1933, cuộc thi mới trở lại.
Hoa hậu Mỹ năm 1938 nhận được một… lẵng hoa quả và vương miện. Áo bơi thời kỳ này vẫn còn khá “kín cổng cao tường”.
Hoa hậu Mỹ năm 1938 nhận được một… lẵng hoa quả và vương miện. Áo bơi thời kỳ này vẫn còn khá “kín cổng cao tường”.
Các người đẹp tham dự cuộc thi Hoa hậu Mỹ 1939.
Các người đẹp tham dự cuộc thi Hoa hậu Mỹ 1939.
Hoa hậu Mỹ năm 1940 và 1941 trong trang phục đồ bơi với những đôi giày cao gót… không cao lắm.
Hoa hậu Mỹ năm 1940 và 1941 trong trang phục đồ bơi với những đôi giày cao gót… không cao lắm.
Hoa hậu Mỹ năm 1946 là một trong những người đẹp cuối cùng nhận vương miện trong trang phục áo bơi. Truyền thống này sẽ kết thúc vào năm 1948. Dù áo bơi của thập niên 1930 - 1940 vẫn còn rất kín đáo nhưng cách may đã có sự thay đổi khi bó sát hơn và tập trung vào việc khoe ra những đường cong cơ thể.
Hoa hậu Mỹ năm 1946 là một trong những người đẹp cuối cùng nhận vương miện trong trang phục áo bơi. Truyền thống này sẽ kết thúc vào năm 1948. Dù áo bơi của thập niên 1930 – 1940 vẫn còn rất kín đáo nhưng cách may đã có sự thay đổi khi bó sát hơn và tập trung vào việc khoe ra những đường cong cơ thể.
Cho tới tận thập niên 1950, áo bơi hai mảnh vẫn không được phép xuất hiện tại các cuộc thi Hoa hậu Mỹ.
Cho tới tận thập niên 1950, áo bơi hai mảnh vẫn không được phép xuất hiện tại các cuộc thi Hoa hậu Mỹ.
Các thí sinh năm 1955.
Các thí sinh năm 1955.
Đến năm 1958, cuộc thi Hoa hậu Mỹ đã thu hút rất đông sự quan tâm của người dân Mỹ. Có hàng triệu người theo dõi cuộc thi qua màn ảnh nhỏ.

Đến năm 1958, cuộc thi Hoa hậu Mỹ đã thu hút rất đông sự quan tâm của người dân Mỹ. Có hàng triệu người theo dõi cuộc thi qua màn ảnh nhỏ.

Trong năm đầu tiên cuộc thi được truyền hình tới khán giả – năm 1954, 27 triệu người đã theo dõi chương trình. Về sau, sẽ ngày càng có nhiều người quan tâm tới cuộc thi hơn nữa khi tivi màu bắt đầu phổ biến (từ năm 1966) sau thời đại của tivi đen trắng.

Ở thập niên 1950-1960, dạng áo bơi liền thân và kín đáo vẫn còn khá phổ biến. Tuy vậy, trong đời sống xã hội, bikini đã xuất hiện rất nhiều trên các bãi biển của Mỹ. Dù vậy, ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu Mỹ vẫn không cho phép thí sinh diện trang phục này để tránh gây tranh cãi.

Năm 1962, cuộc thi vẫn được truyền hình theo định dạng đen trắng nhưng kể từ năm 1966, tivi màu đã bắt đầu phổ biến, sẽ có nhiều người quan tâm tới cuộc thi hơn nữa.
Năm 1962, cuộc thi vẫn được truyền hình theo định dạng đen trắng nhưng kể từ năm 1966, tivi màu đã bắt đầu phổ biến, sẽ có nhiều người quan tâm tới cuộc thi hơn nữa.
Dù bikini rất phổ biến ở Mỹ hồi thập niên 1960 nhưng tới năm 1969 những người đẹp tham gia thi Hoa hậu Mỹ vẫn mặc đồ bơi liền mảnh.
Dù bikini rất phổ biến ở Mỹ hồi thập niên 1960 nhưng tới năm 1969 những người đẹp tham gia thi Hoa hậu Mỹ vẫn mặc đồ bơi liền mảnh.
Đầu thập niên 1980, các người đẹp dự thi Hoa hậu đã bắt đầu táo bạo hơn đôi chút khi áo bơi lúc này đã có vòng đùi xẻ cao, bó sát hơn, áo mỏng hơn.
Đầu thập niên 1980, các người đẹp dự thi Hoa hậu đã bắt đầu táo bạo hơn đôi chút khi áo bơi lúc này đã có vòng đùi xẻ cao, bó sát hơn, áo mỏng hơn.
Năm 1995, các thí sinh mặc những chiếc áo bơi với kiểu dáng và màu sắc giống hệt nhau để tạo sự đồng bộ.
Năm 1995, các thí sinh mặc những chiếc áo bơi với kiểu dáng và màu sắc giống hệt nhau để tạo sự đồng bộ.
Đến năm 1997, bikini lần đầu tiên được chấp nhận tại cuộc thi Hoa hậu Mỹ, tuy vậy bikini không bắt buộc đối với tất cả thí sinh, nên vẫn có nhiều người đẹp lựa chọn giải pháp an toàn với áo bơi liền mảnh.
Đến năm 1997, bikini lần đầu tiên được chấp nhận tại cuộc thi Hoa hậu Mỹ, tuy vậy bikini không bắt buộc đối với tất cả thí sinh, nên vẫn có nhiều người đẹp lựa chọn giải pháp an toàn với áo bơi liền mảnh.
Dù bikini bắt đầu được chấp nhận nhưng các thí sinh vẫn đảm bảo để bộ đồ của mình không quá sexy, có thể thấy những bộ bikini này vẫn còn rất… to bản và dày dặn (ảnh chụp năm 1999).
Dù bikini bắt đầu được chấp nhận nhưng các thí sinh vẫn đảm bảo để bộ đồ của mình không quá sexy, có thể thấy những bộ bikini này vẫn còn rất… to bản và dày dặn (ảnh chụp năm 1999).
Đến giữa những năm 2000, các thí sinh thi Hoa hậu Mỹ bắt đầu táo bạo hơn với bikini.
Đến giữa những năm 2000, các thí sinh thi Hoa hậu Mỹ bắt đầu táo bạo hơn với bikini.
Đến năm 2007, quy định bắt buộc quần bơi phải có… cạp cao đã biến mất.
Đến năm 2007, quy định bắt buộc quần bơi phải có… cạp cao đã biến mất.
Những thí sinh ở phần thi đồ bơi năm 2011 và 2013.
Những thí sinh ở phần thi đồ bơi năm 2011 và 2013.
Hoa hậu Mỹ 2015 - Kira Kazantsev - xuất hiện trong bộ đồ bơi gợi cảm được thiết kế đồng bộ cho các thí sinh.

Hoa hậu Mỹ 2015 – Kira Kazantsev – xuất hiện trong bộ đồ bơi gợi cảm được thiết kế đồng bộ cho các thí sinh.

Bích Ngọc
Theo Time/Dân Trí