Đây chính là 5 bìa album được xem như ‘biểu tượng’ của ngành công nghiệp âm nhạc!

  • Đôi khi không hẳn những bìa album chỉ là…bìa đẹp. Nó có thể chứa đựng một giai đoạn, một thế hệ, thậm chí là quá trình âm nhạc. Sau đây chính là những bìa album như thế.

Katy Perry: Teenage Dream (2010)

Đây chính là 5 bìa album được xem như &'biểu tượng' của ngành công nghiệp âm nhạc! - Hình 1

Trên thực tế, không thiếu những người phụ nữ gợi cảm trên bìa album, nhưng nó thường là của các nhạc sĩ nam. Luôn là một trong những người đẩy tạo ra sự độc đáo trong bìa album, Katy Perry đã hợp tác với nghệ sĩ Los Cotton để làm nên tác phẩm nghệ thuật cho, “Teenage Dream”. Los Cotton cũng là giám đốc sáng tạo cho video “California Gurls” của Perry, thiết lập thương hiệu cho sự hấp dẫn giới tính của cô.

Prince: Purple Rain (1984)

Đây chính là 5 bìa album được xem như &'biểu tượng' của ngành công nghiệp âm nhạc! - Hình 2

Bìa album này đã từng làm mưa làm gió từ giữa những năm 80 đến hết thập kỷ, trở thành một trong những biểu tượng của làng nhạc đại chúng. Purple Rain đã giới thiệu Prince đến thế giới như một sự hiện diện bí ẩn sẵn sàng biến mất vào ban đêm, và ông nhanh chóng trở thành một trong những biểu tượng âm nhạc không thể thay thế cho đến thời điểm hiện tại.

The Strokes: Is This It (2001)

“Is This It” là album phòng thu đầu tay của ban nhạc indie rock người Mỹ The Strokes. Để quảng bá Is This It, The Strokes cũng tiến hành một tour diễn nhỏ vòng quanh thế giới trước khi ra mắt chính thức album. Phần bìa đĩa của album bị cho là quá nhục dục và bị thay thế ở vài quốc gia, trong đó có thị trường Bắc Mỹ.

Đây chính là 5 bìa album được xem như &'biểu tượng' của ngành công nghiệp âm nhạc! - Hình 3

Được quảng bá rộng rãi bởi các tạp chí âm nhạc qua thứ giai điệu gần với chất pop, The Strokes nhờ đó có được nhiều đánh giá chuyên môn cũng như những thành công thương mại nhất định. Is This It được ngợi ca nhiều bởi tính cuốn hút và nhịp điệu liên tưởng nhiều tới thứ nhạc garage rock của những năm 70. Đây là một album nổi tiếng, được coi là một album quan trọng cho sự phát triển của alternative cũng như của nền công nghiệp âm nhạc thế kỷ mới.

A Tribe Called Quest: The Low End Theory (1991)

The Low End Theory là album phòng thu thứ hai của nhóm nhạc hip hop người Mỹ A Tribe Called Quest, phát hành vào ngày 24 tháng 9 năm 1991, bởi Jive Records.

Đây chính là 5 bìa album được xem như &'biểu tượng' của ngành công nghiệp âm nhạc! - Hình 4

Trong những năm kể từ khi phát hành, The Low End Theory đã giành được sự công nhận từ các nhà phê bình âm nhạc khi tạo nên một hình ảnh mới kết hợp giữa jazz và rap. Nó được coi là một trong những album hip hop vĩ đại nhất mọi thời đại, xuất hiện trên nhiều danh sách album hay nhất bởi các nhà phê bình.

Amy Winehouse: Back To Black (2006)

Là một nghệ sĩ có hình ảnh cá nhân không thể tách rời với âm nhạc, Amy Winehouse đã tôn trọng bản thân khi làm nên bìa album của riêng mình. Back To Black là sự giới thiệu bản thân cô với nước Mỹ và phần còn lại của thế giới, và nhiều điều đã thay đổi kể từ khi ra mắt album này tại Anh. Với mái tóc xếp chồng, hình xăm nơi tay và trang điểm phong cách rock, chỉ đơn giản là ngồi trên một chiếc ghế như một hành động bất chấp, mặc dù với một chút tổn thương, với hai tay đặt giữa hai chân. Hình ảnh không thể xóa nhòa này xác định di sản của Amy Winehouse và truyền cảm hứng cho vô số cô gái trẻ để áp dụng phong cách tự làm xấu bản thân.

Đây chính là 5 bìa album được xem như &'biểu tượng' của ngành công nghiệp âm nhạc! - Hình 5

Sau khi phát hành Back to Black, nhiều hãng đĩa đã tìm kiếm những nữ nghệ sĩ với âm điệu, sự bạo dạn và có tính thử nghiệm tương tự như Amy. Adele và Duffy đã được xem như là làn sóng thứ hai của các nghệ sĩ tương tự như Winehouse.

Về mặt thương mại, album đạt nhiều thành tựu to lớn, đứng đầu bảng xếp hạng ở hơn 20 quốc gia. Tại Vương quốc Anh, quê nhà của cô, bản gốc lẫn bản cao cấp của album đều liên tục nắm giữ ngôi vị quán quân tại đây, giúp Winehouse trở thành nghệ sĩ đầu tiên làm được điều này với cùng một album.

Theo Vietgiaitri