Bị tố đạo nhái trắng trợn, 5 bản hit khủng vẫn đứng No.1 Billboard danh giá!

  • Trong lịch sử âm nhạc của trang xếp hạng Billboard, rất nhiều ca khúc đứng đầu bảng xếp hạng danh tiếng này bị cáo buộc đạo nhạc.

Marvin Gaye/Robin Thicke: “Blurred Lines”

“Blurred Lines” là một bản viết và được thực hiện bởi các nghệ sĩ thu âm người Mỹ Robin Thicke, T.I, và Pharrell Williams. “Blurred Lines” đạt vị trí số 1 tại ít nhất 25 quốc gia và trở thành bài hát số một của năm 2013. Bài hát sau đó trở thành một trong những đĩa đơn bán chạy nhất mọi thời đại, với doanh thu 14,8 triệu bản.

Thành công của Blurred Lines đi liền tai tiếng. Đầu tiên, lời nhạc MV bị các tổ chức nhân đạo chỉ trích là tác phẩm khuyến khích hành động cưỡng hiếp và làm nhục nhân phẩm phụ nữ. Dường như MV nóng bỏng chưa đủ khiến công chúng phấn khích, Robin Thicke khiến câu chuyện “nóng” hơn khi xuất hiện trên sân khấu giải MTV Video Music Awards cùng Miley Cyrus vào tháng 8.

Khi bị chất vấn về hành vi đạo nhạc, nam ca sĩ khẳng định bản thân có lấy ý tưởng cho Blurred Lines từ ca khúc Got to Give it Up viết bởi nhạc sĩ anh thần tượng. Ngày 10/3, tòa án Los Angeles ra phán quyết Robin Thicke và Pharrell Williams phải đền 7,4 triệu USD vì tội đạo nhạc bởi hai ca khúc gần như tương đồng nhau.

Joe Satriani/Coldplay: “Viva la Vida”

Nhóm nhạc đến từ Anh quốc – Coldplay cũng có những sáng tác thú vị, chịu ảnh hưởng của những nghệ sĩ đi trước. Ca khúc “Viva La Vida” từng bị tố đạo nhạc nhưng đó là bản nhạc khá hoàn hảo từ chất liệu gốc là bản If I Could Fly của nghệ sĩ guitar Joe Satriani.

Bất chấp những điều đó, bài hát vẫn nhận được những đánh giá tốt và đạt thành công đáng kể về thương mại. “Viva la Vida” đã đạt vị trí quán quân trên cả UK Singles Chart Anh quốc và Billboard Hot 100 Mỹ, là đĩa đơn quán quân đầu tiên của nhóm ở thị trường Mỹ và Vương quốc Anh.

Queen & David Bowie/Vanilla Ice: “Ice Ice Baby”

Vanilla Ice đã đưa một ca khúc sôi nổi đến vị trí số 1 trên Billboard Hot 100 năm 1990 mang tên “Ice Ice Baby”. Thật không may cho anh, rất nhiều thính giả đã chỉ ra sự tương đồng của ca khúc này với bài hát “Under Pressure” năm 1981 của David Bowie và Queen. Ban đầu, Vanilla Ice từ chối sự tương đồng của ca khúc. Sau đó, ông đã quyết định trả tiền bản quyền cho cả hai bên để tránh một trận chiến của tòa án.

The Chiffons/George Harrison: “My Sweet Lord”

Một trong những bản hit gây tranh cãi của George Harrison là My Sweet Lord năm 1971. Harrison khẳng định giai điệu của ca khúc lấy cảm hứng từ sự tái sinh thiêng liêng ông có được khi ở Ấn Độ.

Rất tiếc, nhà sản xuất âm nhạc Bright Tunes lại nghĩ cảm hứng đến từ những điều không cao quý dường ấy. Năm 1971, Bright Tunes kiện Harrison đã “mượn” giai điệu ca khúc trên từ He’s So Fine do Ronnie Mack (người đã qua đời vào thời điểm đó) sáng tác.

Đôi bên kéo lê nhau qua các tòa án trong ròng rã 5 năm năm. Cuối cùng, vào năm 1976, tòa ra phán quyết cuối cùng: Harrison đã đạo ca khúc “theo tiềm thức”.

Chuck Berry/The Beatles: “Come Together”

Come Together” là một bài hát của The Beatles được viết chủ yếu bởi John Lennon. Bài hát là ca khúc mở đầu trên album Abbey Road và cũng được phát hành dưới dạng đĩa đơn cùng với “Something”. Bài hát đứng đầu bảng xếp hạng tại Hoa Kỳ và đạt vị trí thứ 4 tại Vương quốc Anh.

Big Seven Music Corp. đã kiện John Lennon vì sự giống nhau giữa ca khúc “You Can’t Catch Me” của Chuck Berry với “Come Together” của The Beatles, No.1 hit năm 1969. Hai bên sau đó đã tự hòa giải.

Theo Tinnhac