Ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 không chỉ quen thuộc với khán giả Việt Nam mà còn được biết đến nhiều ở Trung Quốc đại lục, Hồng Kông, Đài Loan cũng như Nhật Bản.
Không được các ca sĩ nước láng giềng thể hiện với nhiều phiên bản khác, từ tiếng Quan thoại, Hong Kong đến Nhật Bản.
|
Nguyễn Ánh 9 là nhạc sĩ có nhiều đóng góp cho nền tân nhạc Việt Nam. |
Đầu tiên phải kể đến phiên bản tiếng Trung với tên gọi Ni do diva Châu Á Đặng Lệ Quân thể hiện. Trong chuyến lưu diễn tại TP.HCM năm 1973, bà đã chinh phục khán giả Việt Nam khi thể hiện ca khúc này. Kể từ đó, Ni theo Đặng Lệ Quân khắp các sân khấu trong và ngoài nước và sau này được đưa vào album tưởng nhớ nữ ca sĩ tài hoa bạc mệnh này.
|
Diva châu Á Đặng Lệ Quân từng thể hiện Không ở nhiều sân khấu. |
Ngoài ra, Không còn được dịch sang tiếng Quan thoại với hai phiên bản của Dương Tiểu Bình và Ưu Hùng. Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 không lấy làm phiền lòng khi ca khúc của mình bị các ca sĩ nước ngoài sử dụng tùy tiện như vậy. Ông chia sẻ: “Đối với tôi, bài hát của mình đến được với đông đảo người nghe, được khán giả yêu thích, đó đã là cái giá được trả lớn nhất rồi…” Trước đó, Không lần đầu tiên được thể hiện bởi Khánh Ly và nằm trong đĩa nhạc Tình ca quê hương của bà. Elvis Phương cũng biểu diễn bài hát này trên sân khấu của vũ trường Queen Bee tại thành phố Sài Gòn suốt những năm đầu thập niên 70 thế kỷ trước. Diễm xưa – Trịnh Công Sơn
|
Diễm xưa phát hành lần đầu tiên trong đĩa Sơn ca 7. |
Ca khúc nổi tiếng này được Trịnh Công Sơn viết năm 1960 và chính thức phát hành trong đĩa Sơn ca 7. Bài hát với giai điệu ngọt ngào, lãng mạn gắn liền với tiếng hát Khánh Ly được nhiều thế hệ khán giả Việt Nam yêu mến. Diễm xưa cũng được dịch ra tiếng Nhật dưới nhan đề Utsukushii mukashi và được Khánh Ly trình bày ở hội chợ Osaka năm 1970. Ca khúc được phổ biến rộng rãi và được công chúng Nhật yêu thích nhiều hơn qua tiếng hát của Yoshimi Tendo, một ca sĩ nổi danh ở xứ sở hoa anh đào. Bài hát từng đoạt đĩa Vàng tại Nhật và 2 lần vào BXH 10 ca khúc được yêu thích nhất Nhật Bản Ngoài ra, Diễm xưa còn được đưa vào chương trình giáo dục về môn văn hóa Việt tại một trường đại học ở Nhật Bản. Đại học Kansai Gakuin cũng có một cuốn sách viết về tác phẩm này kèm theo DVD để tiện cho việc nghiên cứu của sinh viên. Đài truyền hình NHK đã chọn Diễm xưa làm nhạc chính cho một bộ phim về cuộc hôn nhân giữa một người đàn ông Nhật lấy người vợ Việt Nam. Trịnh Công Sơn còn có nhiều ca khúc được dịch sang tiếng Anh để giới thiệu với đông đảo bạn bè thế giới gồm Đêm thấy ta là thác đổ – At night I feel like a waterfall, Hạ trắng – White summer, Biển nhớ – A Sea’s Yearning… Ca dao mẹ cũng từng được dịch sang tiếng Nhật và biểu diễn tại Nhật Bản. Nhật ký của mẹ – Nguyễn Văn Chung Mới đây, sáng tác nổi tiếng của Nguyễn Văn Chung đã được nhạc sĩ Yoshimoto Kayo phổ lời Nhật. Sau khi chuyển ngữ, Nhật ký của mẹ vẫn giữ được phần lời ca đẹp, giàu ý nghĩa và đặc biệt phù hợp với tư duy cảm xúc của người Nhật.
|
Yoshimoto Kayo là người chuyển thể Nhật ký của mẹ sang tiếng Nhật. |
Chia sẻ về quyết định viết lời Nhật cho Nhật ký của mẹ, nhạc sĩ Yoshimoto Kayo cho hay: “Trong lúc tôi tìm hiểu về Lễ Vu Lan tại Việt Nam, tôi có biết đến một bài hát do một ca sĩ nổi tiếng tại Việt Nam thể hiện. Bài hát rất nổi tiếng trong vòng 2 năm trở lại đây khi người già hay trẻ em đều biết với tên gọi Nhật ký của mẹ. Tôi dịch bài hát này sang tiếng Nhật vì tôi cũng muốn người dân Nhật Bản biết đến bài hát này”. Khi bài hát này vừa hoàn thành, ca khúc đã nhận được sự đồng cảm và ủng hộ của rất nhiều khán giả Nhật và được giới thiệu trên The Huffington Post, một trang báo liên kết với báo Asahi rất uy tín ở Nhật Bản. Bên cạnh việc hát nhạc song ngữ, đặt lời mới cho nhạc nước ngoài, việc chuyển ngữ những ca khúc Việt Nam sang tiếng nước ngoài sau một thời gian lắng xuống lại đang có dấu hiệu phục hồi. Mới đây nhất, các ca khúc của sao nhí Phương Mỹ Chi cũng được nhóm người hâm mộ dịch sang hai thứ tiếng Anh, Trung. Một số nhà sản xuất, nhạc sĩ như Dương Khắc Linh, Nguyễn Hồng Thuận, Thanh Bùi cũng đang mở rộng hợp tác quốc tế nhằm nỗ lực quảng bá ca khúc Việt ra nước ngoài.
Không – Nguyễn Ánh 9 Ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 không chỉ quen thuộc với khán giả Việt Nam mà còn được biết đến nhiều ở Trung Quốc đại lục, Hồng Kông, Đài Loan cũng như Nhật Bản. Không được các ca sĩ nước láng giềng thể hiện với nhiều phiên bản khác, từ tiếng Quan thoại, Hong Kong đến Nhật Bản. Nguyễn Ánh 9 là nhạc sĩ có nhiều đóng góp cho nền tân nhạc Việt Nam. Nguyễn Ánh 9 là nhạc sĩ có nhiều đóng góp cho nền tân nhạc Việt Nam. Đầu tiên phải kể đến phiên bản tiếng Trung với tên gọi Ni do diva Châu Á Đặng Lệ Quân thể hiện. Trong chuyến lưu diễn tại TP.HCM năm 1973, bà đã chinh phục khán giả Việt Nam khi thể hiện ca khúc này. Kể từ đó, Ni theo Đặng Lệ Quân khắp các sân khấu trong và ngoài nước và sau này được đưa vào album tưởng nhớ nữ ca sĩ tài hoa bạc mệnh này. Diva châu Á Đặng Lệ Quân từng thể hiện Không ở nhiều sân khấu. Diva châu Á Đặng Lệ Quân từng thể hiện Không ở nhiều sân khấu. Ngoài ra, Không còn được dịch sang tiếng Quan thoại với hai phiên bản của Dương Tiểu Bình và Ưu Hùng. Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 không lấy làm phiền lòng khi ca khúc của mình bị các ca sĩ nước ngoài sử dụng tùy tiện như vậy. Ông chia sẻ: “Đối với tôi, bài hát của mình đến được với đông đảo người nghe, được khán giả yêu thích, đó đã là cái giá được trả lớn nhất rồi…” Video Không – Đặng Lệ Quân Không – Đặng Lệ Quân Trước đó, Không lần đầu tiên được thể hiện bởi Khánh Ly và nằm trong đĩa nhạc Tình ca quê hương của bà. Elvis Phương cũng biểu diễn bài hát này trên sân khấu của vũ trường Queen Bee tại thành phố Sài Gòn suốt những năm đầu thập niên 70 thế kỷ trước. Diễm xưa – Trịnh Công Sơn Diễm xưa phát hành lần đầu tiên trong đĩa Sơn ca 7. Diễm xưa phát hành lần đầu tiên trong đĩa Sơn ca 7. Ca khúc nổi tiếng này được Trịnh Công Sơn viết năm 1960 và chính thức phát hành trong đĩa Sơn ca 7. Bài hát với giai điệu ngọt ngào, lãng mạn gắn liền với tiếng hát Khánh Ly được nhiều thế hệ khán giả Việt Nam yêu mến. Video Diễm xưa – Khánh Ly Diễm xưa – Khánh Ly Diễm xưa cũng được dịch ra tiếng Nhật dưới nhan đề Utsukushii mukashi và được Khánh Ly trình bày ở hội chợ Osaka năm 1970. Ca khúc được phổ biến rộng rãi và được công chúng Nhật yêu thích nhiều hơn qua tiếng hát của Yoshimi Tendo, một ca sĩ nổi danh ở xứ sở hoa anh đào. Bài hát từng đoạt đĩa Vàng tại Nhật và 2 lần vào BXH 10 ca khúc được yêu thích nhất Nhật Bản Ngoài ra, Diễm xưa còn được đưa vào chương trình giáo dục về môn văn hóa Việt tại một trường đại học ở Nhật Bản. Đại học Kansai Gakuin cũng có một cuốn sách viết về tác phẩm này kèm theo DVD để tiện cho việc nghiên cứu của sinh viên. Đài truyền hình NHK đã chọn Diễm xưa làm nhạc chính cho một bộ phim về cuộc hôn nhân giữa một người đàn ông Nhật lấy người vợ Việt Nam. Video Diễm xưa (Utsukushii Mukashi) – Yoshimi Tendo Diễm xưa (Utsukushii Mukashi) – Yoshimi Tendo Trịnh Công Sơn còn có nhiều ca khúc được dịch sang tiếng Anh để giới thiệu với đông đảo bạn bè thế giới gồm Đêm thấy ta là thác đổ – At night I feel like a waterfall, Hạ trắng – White summer, Biển nhớ – A Sea’s Yearning… Ca dao mẹ cũng từng được dịch sang tiếng Nhật và biểu diễn tại Nhật Bản. Nhật ký của mẹ – Nguyễn Văn Chung Mới đây, sáng tác nổi tiếng của Nguyễn Văn Chung đã được nhạc sĩ Yoshimoto Kayo phổ lời Nhật. Sau khi chuyển ngữ, Nhật ký của mẹ vẫn giữ được phần lời ca đẹp, giàu ý nghĩa và đặc biệt phù hợp với tư duy cảm xúc của người Nhật. Yoshimoto Kayo là người chuyển thể Nhật ký của mẹ sang tiếng Nhật. Yoshimoto Kayo là người chuyển thể Nhật ký của mẹ sang tiếng Nhật. Chia sẻ về quyết định viết lời Nhật cho Nhật ký của mẹ, nhạc sĩ Yoshimoto Kayo cho hay: “Trong lúc tôi tìm hiểu về Lễ Vu Lan tại Việt Nam, tôi có biết đến một bài hát do một ca sĩ nổi tiếng tại Việt Nam thể hiện. Bài hát rất nổi tiếng trong vòng 2 năm trở lại đây khi người già hay trẻ em đều biết với tên gọi Nhật ký của mẹ. Tôi dịch bài hát này sang tiếng Nhật vì tôi cũng muốn người dân Nhật Bản biết đến bài hát này”. Khi bài hát này vừa hoàn thành, ca khúc đã nhận được sự đồng cảm và ủng hộ của rất nhiều khán giả Nhật và được giới thiệu trên The Huffington Post, một trang báo liên kết với báo Asahi rất uy tín ở Nhật Bản. Video Nhật ký của mẹ bản tiếng Nhật do ca sĩ Hải Triều thể hiện Nhật ký của mẹ bản tiếng Nhật do ca sĩ Hải Triều thể hiện Bên cạnh việc hát nhạc song ngữ, đặt lời mới cho nhạc nước ngoài, việc chuyển ngữ những ca khúc Việt Nam sang tiếng nước ngoài sau một thời gian lắng xuống lại đang có dấu hiệu phục hồi. Mới đây nhất, các ca khúc của sao nhí Phương Mỹ Chi cũng được nhóm người hâm mộ dịch sang hai thứ tiếng Anh, Trung. Một số nhà sản xuất, nhạc sĩ như Dương Khắc Linh, Nguyễn Hồng Thuận, Thanh Bùi cũng đang mở rộng hợp tác quốc tế nhằm nỗ lực quảng bá ca khúc Việt ra nước ngoài. Ly Hoàng LyBài viết:
http://news.zing.vn/Ba-ca-khuc-Viet-noi-danh-quoc-te-post449543.html Nguồn Zing News