|
Tối 10/11, chung kết cuộc thi Charm Of Law diễn ra tại Đại học Luật Hà Nội. Chương trình trong khuôn khổ lễ kỷ niệm 37 năm ngày thành lập trường (10/11/1979-10/11/2016). |
|
Á hậu Huyền My, nhà báo Ngô Bá Lục là hai thành viên trong Ban giám khảo Charm Of Law 2016. |
|
20 thí sinh xuất sắc là những người làm chủ sân khấu. Trước đó, các cô gái đã vượt qua 3 vòng thi căng thẳng để giành suất góp mặt trong đêm chung kết. |
|
Giống như các cuộc thi sắc đẹp khác, phần trình diễn trang phục không thể thiếu màn áo dài thướt tha của các nữ sinh. |
|
Điểm khác biệt lớn nhất của cuộc thi Charm Of Law 2016 là mỗi thí sinh tự thực hiện một dự án nhân ái. Ba dự án xuất sắc nhất có cơ hội để giới thiệu trong đêm chung kết. |
|
Thí sinh Đào Thanh Vân khiến cả hội trường xúc động với dự án “Cho con một mái ấm”. Trong dự án này, Vân đi theo nhóm tình nguyện Sự sống và tình thương, chôn cất thai nhi bị bỏ ở các phòng khám tư. Qua đó, cô kêu gọi mọi người chung tay ngăn chặn tình trạng nạo phá thai bừa bãi. |
|
Tuy không lọt vào top 3, Hoàng Thị Tuyết Chinh được ban tổ chức tặng món quà bất ngờ. Nhân vật của cô là em Trọng Quý bị khuyết tật (có niềm đam mê thổi sáo) được thoả ước mơ biểu diễn cho nhiều người xem. |
|
Trong đêm chung kết, ba tiết mục tài năng được chọn trình diễn. |
|
Hoá thân thành Chúa Thác Bờ, “cô đồng” Nguyễn Bích Ngọc làm cả hội trường đứng lên hò reo. |
|
Trong phần thi trang phục dạ hội, các thí sinh khoe nét kiêu sa. |
|
Phần thi ứng xử, Nguyễn Bích Ngọc bình tĩnh trả lời về câu hỏi phụ nữ làm chính trị. Cô khẳng định trong lĩnh vực chính trị không thể thiếu vắng phụ nữ, bởi vì nhiều cương vị cần đến sự khéo léo, tài ngoại giao của họ. Sau đó, Bích Ngọc đoạt danh hiệu hoa khôi Đại học Luật Hà Nội. |
|
Hoa khôi Nguyễn Bích Ngọc cùng á khôi 1 Nhữ Lê Thuỳ Linh và á khôi 2 Trần Thị Mỹ Nhân. |
Câu hỏi phần thi ứng xử: “Là nữ sinh học Luật, em nghĩ như thế nào về phụ nữ làm chính trị?”.
Nguyễn Bích Ngọc trả lời: “Từ cổ chí kim, không thể phủ nhận rằng dù không nhiều phụ nữ được đi học, vẫn có rất nhiều người thành công trong nhiều lĩnh vực như văn chương, quân sự, chính trị. Như vậy, không thể phủ nhận tài năng và trí tuệ của người phụ nữ Việt Nam và thế giới.
Song khi mọi người muốn giao một vị trí nào đó cho phụ nữ, nhất là trong lĩnh vực chính trị, thì vẫn có chút lo lắng, bởi vì đàn ông thường cho thấy họ có tầm nhìn xa hơn.
Nhưng em nghĩ rằng trong lĩnh vực chính trị không thể thiếu vắng phụ nữ, bởi vì nhiều cương vị cần đến sự khéo léo, tài ngoại giao của họ.
Điều quan trọng không phải phụ nữ làm chính trị, mà quan trọng họ biết chọn cho mình vị trí phù hợp bản thân và hết mình, có trách nhiệm với công việc đó”.