Nhà sử học Cao Bá Nghiệp: Bá Hưng đúng là cháu 7 đời của Cao Bá Quát!

Nhà sử học Cao Bá Nghiệp – cũng là ông nội của Cao Bá Hưng cũng đã sưu tầm những tư liệu về việc Cao Bá Quát không bị chết trận, dòng họ Cao Bá cũng không bị tru di.

Sau khi tập 5 của chương trình “Sing My Song” lên sóng vào tối chủ Nhật (18/12), khán giả truyền hình phát sốt với nhân tố đặc biệt tên Cao Bá Hưng (sinh năm 1998, tại TP.HCM), đang là học sinh lớp 11 của trường THPT Marie Curie. Mọi người càng chú ý hơn khi cậu nhận mình là cháu nội 7 đời của nhà thơ nổi danh Cao Bá Quát.

Nhà sử học Cao Bá Nghiệp: Bá Hưng đúng là cháu 7 đời của Cao Bá Quát! - Ảnh 1.

Cao Bá Hưng được chú ý sau phần biểu diễn ở chương trình “Sing My Song”.

Điều này khiến nhiều người đặt ra nghi vấn, bởi như ghi chép từ sử sách thì sau khởi nghĩa ở Mỹ Lương thất bại vào năm 1854, Cao Bá Quát đối với triều Nguyễn là một nghịch thần, và vua Tự Đức đã ra lệnh tru di tam tộc dòng họ Cao. Cả dòng họ ông bị quan lại săn đuổi, truy lùng để tiêu diệt. Văn thơ ông bị thiêu hủy và cấm tàng trữ. Tuy nhiên, sự thật về cái chết của ông vẫn là một nghi vấn mà người đời nay chưa thể làm sáng tỏ.

Nhà sử học Cao Bá Nghiệp: Hưng đúng là hậu duệ 7 đời của cụ Cao Bá Quát!

Cũng vì những mâu thuẫn với tư liệu sử sách, Cao Bá Hưng lập tức bị nhiều người hoài nghi việc cậu nhận mình là hậu duệ 7 đời của Cao Bá Quát. Hưng chia sẻ: “Những ngày qua mình cũng khá mệt mỏi khi mọi người đều hỏi cùng một câu hỏi. Tuy nhiên, mình cũng rất sẵn lòng giải đáp thắc mắc của mọi người về việc gia đình dòng họ mình”.

Nhà sử học Cao Bá Nghiệp: Bá Hưng đúng là cháu 7 đời của Cao Bá Quát! - Ảnh 2.

Hưng cho biết cậu nhận được rất nhiều cuộc gọi hỏi về gia thế thật sự của mình.

Hưng cho biết, cậu là con của ông Cao Bá Phương, là cháu nội của cụ Cao Bá Nghiệp (Nhà sử học Việt Nam). Ông Cao Bá Nghiệp hiện đang sinh sống ở Sài Gòn, cũng đã xác nhận rằng ông chính là ông nội của Cao Bá Hưng.

Thân sinh của ông Cao Bá Nghiệp là nhà văn Thao Thao (Cao Bá Thao), thân sinh cụ Cao Bá Thao là Cao Bá Thúy, thân sinh cụ Thúy là Cao Huy Lục và cụ Lục chính là con trai thứ hai của Cao Bá Quát, như vậy tính đến Cao Bá Hưng thì đúng là hậu duệ 7 đời: Bá Lục – Huy Lục – Bá Thúy – Bá Thao – Bá Nghiệp – Bá Phương – Bá Hưng.

“Ông nội chính là người đã luôn nhắc nhở mình phải nhớ về tổ tiên, cội nguồn của mình ngay từ bé. Ông bảo dòng họ Cao Bá nhà mình, mấy đời liền đều là nhà thơ, nhà văn, tuy đến đời bố mình thì ông không làm thơ mà chuyển sang âm nhạc. Ông nội cũng là một người truyền cảm hứng văn học cho mình từ nhỏ. Việc yêu thích thơ ca trong mình có lẽ phần lớn cũng là nhờ ông tác động”, Bá Hưng chia sẻ.

Nhà sử học Cao Bá Nghiệp: Bá Hưng đúng là cháu 7 đời của Cao Bá Quát! - Ảnh 3.

Bá Hưng cho biết dòng họ mình đều là những người yêu thích thơ ca.

Những sáng tác của Hưng đều được gia đình góp ý trước khi biểu diễn

Cao Bá Hưng cũng cho biết, khoảng 2 năm 1 lần. Dòng họ Cao Bá sẽ có một buổi họp mặt gia tộc. Còn những dịp Tết tuy mọi người không tụ họp nhưng ai nấy cũng sẽ tranh thủ đi thắp hương để nhớ về tổ tiên.

“Được sinh ra trong dòng họ thiên về văn chương, nhưng gia đình mình cũng rất am hiểu về âm nhạc. Những sáng tác của mình đều được gia đình nhận xét và góp ý kỹ lưỡng trước khi biểu diễn. Mình thấy mình khá may mắn khi được sống trong một gia đình như vậy. Sau đêm thi, mọi người vẫn tiếp tục ủng hộ và động viên mình cố gắng, và cũng không quên nhắc mình đừng quá chủ quan”, Hưng cho biết.

Nhà sử học Cao Bá Nghiệp: Bá Hưng đúng là cháu 7 đời của Cao Bá Quát! - Ảnh 4.

Hưng thường dành thời gian sáng tác, hòa âm phối khí các ca khúc mới vào thời gian rảnh trong ngày.

***

Cao Bá Quát không bị chết trận, dòng họ Cao Bá không bị tru di

Về mật truyền của dòng họ Cao, đã được cố nhà thơ Thao Thao (tức Cao Bá Thao quê Phú Thị – Gia Lâm – Hà Nội) thuật lại trong một bài báo đăng báo Người Hà Nội số 33 ngày 1/9/1986, trích: “Theo các cụ trong làng và theo cha tôi ngày trước kể thì ông Quát không bị chết trận. Hai con trai ông Quát bỏ làng đi, chứ không bị giết cùng với bố như sử sách đã ghi.

Sau khi ông Nhạ (tức Cao Bá Nhạ) chết độ 10 năm, Bá Thông có về làng ít ngày rồi đi hẳn. Còn về cái chết của Cao Bá Quát, tôi được nghe kể: Thất trận, ông Quát bí mật về thẳng Hà Nội, vào một ngôi chùa ở Khâm Thiên, có người nhà trụ trì ở đó, thay hình đổi dạng thành một nhà sư, rồi biệt tích từ đấy”.

Tư liệu do ông Cao Bá Nghiệp sưu tầm

Quỳnh Trân

Theo Trí Thức Trẻ