Thành Long bên cha Phòng Đạo Long khi ông còn sống.
Cũng có thông tin cho rằng, cha của Thành Long trực tiếp làm việc cho Đới Lạp, một tướng lĩnh thời Trung Hoa dân quốc đầu thế kỷ 20, một trong những thủ hạ thân cận nhất và là người đứng đầu hệ thống tình báo quân đội của Tưởng Giới Thạch. Để bảo toàn bí mật theo yêu cầu, Phòng Đạo Long đã đổi thành họ Trần, lấy tên Chí Bình. Ông từng bị đào thải khỏi quân ngũ sau sự kiện cướp cò dẫn đến hỏa hoạn ở doanh trại. Trở lại Nam Kinh, Chí Bình mở quán kinh doanh vải lanh và trở thành ông chủ giàu có trước khi quân Nhật xâm lược Trung Quốc. Chuyện tình cảnh sát hải quan và nữ giang hồ buôn ma túy Chia sẻ về chuyện tình của cha mẹ đẻ, Thành Long đã thốt lên vì ngỡ tình yêu của hai bậc sinh thành kịch tính như trong phim. Mẹ ông từng sống trong giới giang hồ và buôn lậu thuốc phiện, trong khi cha ông sau khi bị sa thải khỏi Quốc dân đảng, nhờ kinh nghiệm đã được tuyển làm cảnh sát hải quan. Một lần, mẹ Thành Long qua cửa khẩu hải quan và bị anh cảnh sát Trần Chí Bình bắt. Nhưng vì động lòng với với cảnh một người phụ nữ hai con, tay bồng đứa bé, tay dắt đứa lớn nên đã cho qua. Vì cảm kích, sau này Trần Lệ Lệ đã liên lạc lại với Chí Bình. Sau một số lần gặp mặt, cả hai đã nảy sinh tình cảm.
Cha mẹ Thành Long nên duyên vợ chồng khi cả hai đều có con riêng.
Sau một thời gian, cả hai quyết định xây dựng tổ ấm cùng nhau. Khi đó, Lệ Lệ đã có hai cô con gái riêng (Ngọc Lan và Quế Lan), còn Chí Bình cũng có hai cậu con trai (Phòng Sĩ Đức và Phòng Sĩ Thắng). Trước khi nước Trung Quốc mới được thành lập, cha mẹ Thành Long đã đưa cả gia đình đến Đài Loan, rồi qua Hồng Kông sinh sống. Đó là những thông tin hiếm hoi về người mẹ đẻ do chính Thành Long từng chia sẻ, bởi từ trước đến nay, thông tin về bà vô cùng hiếm hoi. Từ những tư liệu trên, giới thạo tin cho rằng, rất có thể mẹ Thành Long từng là một nhân vật có tiếng trong giới giang hồ.
Cha mẹ Thành Long đã sinh được một ngôi sao võ thuật kiệt xuất cho thế giới.
Tại Hồng Kông, cha mẹ Thành Long được nhận vào làm nhân viên quét dọn trong Tổng lãnh sự Mỹ ở Hồng Kông. Nhờ thái độ làm việc chuyên cần và chỉn chu, cả cha mẹ ông đã được tổng lãnh sự đưa tới Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Canberra, Australia làm việc. Thành Long được gửi lại Hồng Kông và theo học một trường nghệ thuật ở đây. 3 quy định sống còn của cha Thành Long Nhớ lại thời gian cha mẹ chuẩn bị lên đường đi xứ người, Thành Long rớm nước mắt tâm sự, khi cha mẹ chuẩn bị bay và đứng ở cửa khẩu hải quan có nói với ông: “Con à, cha vì cuộc sống mưu sinh, mà con thì không thể đi cùng cha. Con ở Hồng Kông cha cũng không thể trông nom được, vậy con hãy làm những gì mình thích, duy có 3 điều này con không được phép, đó là hút thuốc phiện, tham gia xã hội đen và đánh bạc“. Những dặn dò này đều được rút ra từ trải nghiệm của hai vợ chồng nên họ không muốn con trai của mình đi vào vết xe đổ của cha mẹ.
Thành Long khóc nức nở khi nhắc đến cha mẹ.
Bà mẹ giản dị và hết mực yêu con Tờ Trùng Khánh buổi tối từng đưa tin, mẹ Thành Long vốn là người phụ nữ giản dị và chất phác. Dù sau này Thành Long đã thành danh và kiếm bạc triệu, nhưng bà Trần vẫn giữ đức tính “ăn chắc mặc bền”, không muốn phiền hà con cái. Được biết, Thành Long là đứa con bà Trần cưng yêu nhất. 4 bức tường trong căn biệt thự của bà ở Canberra khi cả hai còn sống đều treo đầy ảnh, poster các bộ phim mà Thành Long góp mặt. Mỗi sáng thức dậy, bà đều cầm ảnh của Thành Long và đặt lên đó một nụ hôn, cầu nguyện cho con trai được nhiều may mắn.
Thành Long và cha mẹ.
Để tưởng nhớ công ơn sinh thành của cha mẹ, Thành Long đã kết hợp cùng vợ chồng đạo diễn Trương Uyển Đình dựng bộ phim điện ảnh Tam thành ký. Nội dung phim phỏng theo những sự kiện mà cha mẹ Thành Long đã trải qua. Bối cảnh phim đưa người xem trở lại thời kỳ đất nước Trung Quốc cuối những năm 30 của thế kỷ 20, là những bước thăng trầm trong những năm loạn lạc khó khăn của nhân vật chính. Nhân vật cha mẹ Thành Long được giao cho nam diễn viên Khương Văn và nữ diễn viên trẻ Thang Duy thể hiện.