Sau khi xem những bộ phim gây chấn động về nạn lạm dụng tình dục trẻ em, có lẽ khán giả sẽ tìm được câu trả lời cho mình về việc tội ấu dâm có đáng được tha thứ hay không?
|
Spotlight (2015): Bộ phim giành giải Phim xuất sắc nhất tại Oscar dựa trên loạt phóng sự điều tra có thật trên tờ Boston Globe về các linh mục phạm tội ấu dâm gần 100 trẻ em. Khi phim ra mắt đã khiến khán giả bàng hoàng trước tội ác thế kỷ đã bị chôn vùi nhiều năm qua. Sau khi sự việc xảy ra, 13 linh mục này chỉ bị khiển trách và chuyển đến một xứ đạo khác thay vì chịu trừng phạt của pháp luật. Những vụ ấu dâm có hệ thống trong các nhà thờ ở Mỹ đã diễn ra hơn 30 năm trước đó mà không ai dám lên tiếng. Đạo diễn Tom McCarthy khẳng định: “Chúng ta phải đương đầu với vấn nạn này. Những người làm nghệ thuật không thể im lặng”. |
|
Broadchurch (2013): Loạt phim truyền hình nổi tiếng của Anh lấy bối cảnh ở một thị trấn nhỏ ven biển. Từ làng quê yên bình, sau cái chết thảm khốc đầy bí ẩn của một cậu bé đã khiến cả thị trấn nghi ngờ lẫn nhau. Hai thám tử điều tra Alec Hardy và Ellie Miller đã truy tìm những manh mối nhằm vạch mặt kẻ thủ ác xâm hại tình dục và giết hại cậu bé. Bộ phim được vinh danh là phim truyền hình xuất sắc nhất năm 2013 và giành hàng loạt giải thưởng cao quý. |
|
Hope (2013): Bộ phim tái dựng từ vụ án có thật và từng gây chấn động Hàn Quốc của cô bé Nayoung vào năm 2008. Hope khiến người xem kinh hoàng trước nỗi đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần của cô bé 8 tuổi So Won sau một vụ cưỡng hiếp dã man. Trong một lần đi học về, cô bé đã bị một kẻ say rượu bạo hành tình dục rồi bỏ mặc lại trên đường. Mặc dù không mất mạng nhưng So Won phải mang di chứng nặng nề cả thể xác lẫn tinh thần đến mức cô sợ hãi, hoảng loạn khi gặp bất kỳ người đàn ông nào kể cả cha mình. Còn gã thủ phạm với một câu nói: “Tôi không nhớ gì cả” và ông chỉ nhận hình phạt 12 năm tù, bị xem là quá nhẹ cho một tội ác không thể cứu vãn. |
|
The Hunt (2012): Bộ phim của Đan Mạch chứng tỏ pháp luật của đất nước này và cả người dân không bao giờ tha thứ cho tội phạm ấu dâm. Phim kể về cuộc đời của người giữ trẻ Lucas phải chịu án sai với cáo buộc xâm hại tình dục cô bé Klara, con gái của bạn thân. Sau khi bị kết tội, đi đến đâu ông cũng bị xa lánh, khinh bỉ thậm chí là không thể đi mua đồ ăn ở siêu thị. Dù sau này cô bé Klara đã thừa nhận với cha là Lucas hoàn toàn không làm gì cô, cô chỉ nói dối cho vui nhưng mãi về sau dù mọi chuyện đã lắng xuống nhưng Lucas vẫn phải sống trong tủi nhục. |
|
Silenced (2011): Bộ phim dựa theo tiểu thuyết cùng tên của Kong Ji-young, tái hiện câu chuyện có thật tại ngôi trường Gwangju Inhwa năm 2006 ở Hàn Quốc. Phim kể về việc một thầy giáo đã cưỡng bức học sinh 13 tuổi bị khiếm thính và chỉ nhận mức án một năm tù. Ngoài ra, trường này cũng có 4 giáo viên và nhân viên cũng bị buộc tội cưỡng bức hơn 8 học sinh, trong đó đa phần là trẻ mồ côi, khuyết tật, thiểu năng suốt cả 4 năm trung học nhưng cuối cùng chỉ có 2 người bị tuyên án. Từ hiệu trưởng, trưởng phòng quản lý ký túc xá, bảo vệ đến cả thanh tra trong thị trấn đều nhúng tay vào vụ việc này. Những cảnh quấy rối tình dục được phô bày qua lời kể của đứa trẻ đáng thương và chính sự im lặng của người có thẩm quyền đã khiến công chúng kinh hãi trước nạn ấu dâm ngày càng hoành hành ở Hàn Quốc. |
|
Michael (2011): Bộ phim dựa trên câu chuyện có thật về vụ lạm dụng tình dục tại Áo. Phim được kể theo góc nhìn của gã Michael bệnh hoạn đã giam cầm cậu bé 10 tuổi Wolfgang trong một căn hộ suốt nhiều năm và thực hiện hành vi dâm ô. Michael liên tục phô bày bộ phận sinh dục trước mặt câu bé và yêu cầu làm điều ngược lại cho anh. Quá trình bị giam cầm kéo dài qúa lâu khiến cho dù sau này được trốn thoát nhưng Wolfgang vẫn liên tục bị ám ảnh. |
|
Hard Candy (2005): Bộ phim kể về hành trình đi tìm lại ánh sáng công lý của cô bé Hayley Stark 14 tuổi khi dám một mình vạch mặt và trừng trị gã ấu dâm Jeff Kohlver – một nhiếp ảnh gia 32 tuổi. Sau khi dụ dỗ Hayley Stark qua mạng Internet, Jeff đã bắt cô về nhà. Nhưng đến đây tất cả khán giả đều phải ngỡ ngàng khi tình thế bị đảo lộn. Chính tay nhiếp ảnh gia mới là người bị hành hạ sau khi bị chuốc thuốc và mất kiểm soát. Sự tra tấn của Hayley Stark là để trả thù cho việc Jeff đã cưỡng hiếp và giết hại một cô gái trẻ khác. |
|
Mysterious Skin (2004): Đây là tác phẩm tâm lý được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của Scott Heim. Phim tập trung khai khác những di chứng để lại trên người một đứa trẻ sau nạn ấu dâm. Cậu bé 8 tuổi Neil McCormick và Brian Lackey bị lạm dụng tình dụng bởi chính thầy giáo dạy bóng rổ của mình. Sau sự việc này, trong khi Neil luôn nhớ rõ những gì đã xảy ra thì Brian rơi vào chứng quên tâm lý. Cậu không thể nhớ chuyện gì đã diễn ra trong 5 tiếng đồng hồ bị cưỡng hiếp năm xưa. Cậu dần trở nên rụt rè, thường xuyên bị chảy máu cam, đau đầu và hoảng loạn mỗi lần bất giác nhớ đến phần ký ức đó. Bộ phim này được xem là bằng chứng hùng hồn khẳng định tâm lý trẻ em bị biến đổi mãnh liệt khi trở thành nạn nhân của những kẻ ấu dâm tàn nhẫn. |
|
Mystic River (2003): Bộ phim của huyền thoại điện ảnh Clint Eastwood nói về ba người bạn lớn lên cùng nhau là Jimmy Markum, Dave Boyle và Sean Devin trong một khu lao động nghèo. Một ngày Dave bất ngờ bị tên quỷ râu xanh giả danh cảnh sát bắt lên xe và cưỡng hiếp trong suốt 4 ngày. Sau đó, dù đã trốn thoát nhưng cậu đã hoàn toàn trở thành một con người khác, sống cô lập, luôn run sợ với mọi thứ và không còn hòa nhập với bạn bè. 25 năm sau, ba người bạn gặp lại nhau nhưng lại trong một tình huống bi kịch. Sean Devine lúc này đã trở thành cảnh sát và đang điều tra vụ án con gái của Jimmy Markum bị ám sát. Kết quả điều tra đã khiến cả hai bàng hoàng khi biết thủ phạm chính là người bạn năm xưa từng bị cưỡng hiếp – Dave Boyle. |
|
The Celebration (1998): Bộ phim dựa trên câu chuyện có thật về doanh nhân 60 tuổi Helges. Trong buổi sinh nhật lần thứ 60 của ông, con trai cả Christian đã tố cáo cha bạo hành tình dục mình và đứa em gái song sinh là Linda khi hai người còn nhỏ. Trước đó Linda đã tự tử không rõ lý do và chỉ để lại bức thư tuyệt mệnh kể về hành vi đồi bại của người cha đáng kính cho em gái là Helene cất giữ. Đáng nói hơn là người mẹ cũng biết chuyện nhưng chỉ im lặng mà không hề đưa ra bất kỳ hành động phản đối nào. Bộ phim này đã gây được tiếng vang lớn và nhận được rất nhiều giải thưởng lớn nhỏ tại châu Âu. |
|
Lolita (1997): Phim được chuyển thể từ tác phẩm của nhà văn Vladimir Nabokov. Phim kể về Humbert – tiến sĩ văn học mang trong mình nỗi ám ảnh về tình yêu si mê khốn khổ với những bé gái. Anh đã phải lòng một cô bé Lolita 12 tuổi đến nỗi ông buộc phải kết hôn với mẹ cô để có thể gần gũi Lolita hơn. Sau này khi mẹ cô mất, Humbert và cô bé 12 tuổi đã có mối quan hệ lén lút mặc dù trước mắt thiên hạ họ vẫn chỉ là tình cảm giữa cha dượng và con gái vợ đơn thuần. Bộ phim được đánh giá rất cao khi đi ngược lại những lý lẽ thông thường, không phản ánh những mặt tiêu cực của việc ấu dâm mà đề cao cảm xúc. Tuy nhiên, tác phẩm này cũng nhận phải nhiều chỉ trích gay gắt, đặc biệt là vào thời điểm Mỹ thắt chặt các vấn đề về bảo vệ trẻ em. |
Phương Linh
Ảnh: Youtube
Theo Zing