‘Mỹ Tâm vẫn phải điều trị dài hạn chứng ho’

Chia sẻ của TS.BS Phạm Thị Bích Đào, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bác sĩ đang trực tiếp điều trị cho ca sĩ Mỹ Tâm.

Chia sẻ của nhà thơ Phong Việt về việc ca sĩ Mỹ Tâm mắc bệnh về giọng hát khiến đông đảo người yêu mến ca sĩ này lo lắng.

Năm 2017, Mỹ Tâm đã trải qua cơn khủng hoảng tồi tệ nhất. Từ ngày 2/4, nữ ca sĩ bắt đầu bị những cơn ho không thể kiểm soát. Thậm chí, cô từng lên kế hoạch bay sang Mỹ để gặp bác sĩ đã chữa trị cho ca sĩ Adele với căn bệnh gần như tương tự.

Tuy nhiên, cô đã được ca sĩ Trọng Tấn giới thiệu đến một bác sĩ tại Hà Nội để chữa trị. Đó là tiến sĩ, bác sĩ Phạm Thị Bích Đào, khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Mỹ Tâm vẫn đang phải điều trị bệnh.

Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Thị Bích Đào cho biết sau ca sĩ Mỹ Tâm thực chất không mắc bệnh nguy hiểm.

Tiến sĩ Đào cho hay với những người phải phải sử dụng giọng nhiều, khi làm việc quá sức sẽ gặp phải tình trạng không muốn như Mỹ Tâm. Đây là điều hết sức bình thường.

“Với những người làm nghề ca sĩ, gặp các triệu chứng như vậy là bình thường. Có thể giọng cô ấy trước đây quá tốt nên đã làm việc suôn sẻ, trong một giai đoạn quá dài, đến một lúc nhất định sẽ xuất hiện triệu chứng ho. Việc điều trị cũng tương tự việc bảo dưỡng, không có gì quá nghiêm trọng”, tiến sĩ Đào nói.

Hiện tại, tình trạng của ca sĩ Mỹ Tâm đã thuyên giảm, tuy nhiên cô vẫn phải tiếp tục điều trị dài hạn chứng ho.

Chuyên gia cũng cho biết do đặc thù công việc nên ca sĩ, MC, giáo viên là những người thường phải gắn bó với bác sĩ tai mũi họng.

“Khi thăm khám, bác sĩ sẽ biết được ca sĩ dòng nhạc nào sẽ hay gặp những tổn thương gì tới bộ phận phát âm và nên điều trị như thế nào cho phù hợp với từng chất giọng”, tiến sĩ Đào cho biết thêm.

Theo đó, khi xuất hiện triệu chứng bất thường ở bộ phận tai mũi họng, tùy theo tình trạng, mức độ, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị, hỗ trợ từng bệnh nhân. Về việc ca sĩ có nên tạm thời dừng hát khi họng gặp vấn đề hay không, bác sĩ Đào cho rằng cần dựa vào tình trạng của mỗi người và ở mỗi giai đoạn khác nhau và sự tổn thương của bộ phận phát âm, để đưa ra quyết định.

Hà Quyên

Theo Zing