Chế Linh: Người phụ nữ nào ở bên tôi cũng đều bất hạnh

Bất ngờ trở về Việt Nam, nam danh ca Chế Linh đã có buổi gặp gỡ, chia sẻ những tâm tư, tình cảm của mình về cuộc sống gia đình cùng người vợ thứ 4 cũng như khát khao đón Tết năm nay ở VN sau mười mấy năm xa xứ. Anh mở đầu câu chuyện bằng lời tự sự về những người phụ nữ đi qua cuộc đời: “Tôi và những người vợ của mình đến với nhau một cách tự nhiên, từ tình yêu rồi nên nghĩa vợ chồng chứ không phải là bắt đầu trên một tình cảm mơ hồ không vững chắc để dẫn đến sự gẫy đổ và tôi không hy vọng những việc đó sẽ xảy ra. Đối với bản thân tôi, thế nào đi chăng nữa thì cũng không thoát khỏi những đau đớn, tổn thương trong con tim của mình. Nhưng không phải vì thế mà mình đắm chìm trong khổ đau ấy, cuộc sống là phải vươn lên và cảm nhận người bên cạnh mình có hiểu được mình hay không chứ không ngồi đó mà than thở. Những người đến và yêu tôi đều chịu thiệt thòi bởi vì tôi sống vì khán giả, cần bạn bè hơn. Vì vậy người đàn bà nào tới với tôi đều bất hạnh. Họ phải hiểu, thông cảm nhiều lắm mới có thể ở bên cạnh tôi.

Chế Linh: Người phụ nữ nào ở bên tôi cũng đều bất hạnh - 1

 Danh ca Chế Linh cùng Vương Nga

– Chế Linh làm gì để bù đắp những bất hạnh đó? Có chứ, trái tim tôi sẽ tự rào mình và tìm nguyên nhân, lý do nào gây ra cuộc đổ vỡ để mình đi hàn lại khoảng trống. Tôi đã để trái tim mình mở rộng quá nhiều, chính những điều này đã đem lại cho người bên cạnh, người yêu thương mình buồn phiền. Tôi hiểu và đã cố gắng sửa đổi nó. Thời còn nhỏ mình cứng rắn hơn, đôi khi lời lẽ mình không được mềm mại như xưa nên người bên cạnh không hiểu được. Nếu yêu tôi thì họ phải hiểu và thông cảm. – Vậy bản thân Chế Linh có một hành động nào gọi là lãng mạn dành cho vợ mình hay không? Với tôi, người bên cạnh hiện tại bây giờ cũng là một trong những người đồng hành, san sẻ với mình những vui buồn. Nếu như mình ngã bệnh thì không người nào khác hơn là người bên cạnh mình săn sóc, an ủi. Trong cuộc sống, có nhiều hành động mình nghĩ là nhỏ nhặt nhưng đó lại là sự lãng mạn. Tôi và Vương Nga đến với nhau, yêu nhau như một lẽ tự nhiên rồi lấy làm vợ không có gì gọi là kỷ niệm sâu xa – Chế Linh có 14 người con trong đó 7 người con trai đều theo nghiệp của bố nhưng hầu hết đều không vượt qua được cái bóng của cha mình? Tôi nghĩ, bây giờ tôi có 100 đứa con cũng chưa chắc đứa nào có được tên tuổi như tôi. Tôi không dám đòi hỏi ở con tôi nhiều. Tôi rất khó tính. Trong cuộc đời, tôi thấy làm điều lãng mạn với người mình thương rất dễ nhưng với nghề nghiệp của mình tôi thấy rất khó. Tôi chắc chắn các con tôi không theo nổi cái nghề này. Tôi chắc chắn điều đó. Với tôi, làm nghệ sĩ khó vô cùng, ngay cả cuộc sống ngoài đời. Tôi chắc chắn trong cuộc đời nghệ sĩ chưa ai khổ hơn tôi, mà cũng chưa có người nào hạnh phúc hơn tôi.

Chế Linh: Người phụ nữ nào ở bên tôi cũng đều bất hạnh - 2

Vợ chồng Chế Linh và những người bạn thân

– Cái khổ mà Chế Linh vừa nhắc tới phải chăng là những ngày tháng định hình tên tuổi hay là…? Ngay từ nhỏ, tôi đã phải tự vươn lên, cố gắng hơn người gấp trăm lần. Thời trước, để làm được những điều mình muốn không dễ dàng gì. Nếu bây giờ, cho tôi sống với kẻ bụi đời, hay bên cạnh mấy em đánh giày… tôi cũng hết sức bình thường. “Trong cuộc sống, có nhiều hành động mình nghĩ là nhỏ nhặt nhưng đó lại là sự lãng mạn. Tôi và Vương Nga đến với nhau, yêu nhau như một lẽ tự nhiên rồi lấy làm vợ không có gì gọi là kỷ niệm sâu xa” Khi theo đuổi ngành nghệ thuật, tôi cũng đã tiếp xúc nhiều người, nhiều tầng lớp và đòi hỏi mình phải biết cân bằng giữa danh, lợi, dục vọng trong cuộc sống. Làm một nghệ sĩ chân chính, đúng mực vô cùng khó vì mình phải tự trói mình trên mọi mặt ngay cả những việc mình am tường. Tôi muốn nhắc nhở tất cả những ai theo nghề này phải ý thức một điều là nghề này đẹp lắm chứ không phải xấu. Mình phải làm cho nghề này trở nên đẹp đẽ, để khi gặp những điều không hay thì mình sẽ không bị vấp ngã và vượt qua khó khăn. – Chế Linh có cảm thấy buồn không khi mà các con của mình không có người nào đáp ứng được nhu cầu của mình và tài năng của họ lại không bằng được bố của mình? Chuyện đó không có gì đáng buồn hết. Điều tôi buồn chính là tại sao các con của mình lại theo nghiệp của tôi làm chỉ khi biết chắc rằng mình sẽ chịu không nổi và không vượt qua được. Tôi biết dù mình có dạy, hướng dẫn thì chắc chắn con mình cũng sẽ không đi tới đâu, sẽ vấp ngã và sẽ rất mệt nhoài. Tôi ví tôi như một cây dù quá lớn, như một cây cổ thụ và muốn trồng cái cây khác ở dưới cây cổ thụ này chắc chắn nó sẽ không lên nổi. Con tôi cũng vậy. Nó là con của Chế Linh, nó không thể vượt được, muốn khác cha nó thì phải đi ngành nghề khác, còn ngành này là do khán giả chứ không phải do mình. – Hiện nay, Chế Linh mong muốn thực hiện điều gì nhất tại quê hương? Sài Gòn không chỉ là một nơi chứa đầy ắp kỷ niệm vui, buồn mà còn có cả những ước mơ ngày thơ của mình và tại đây cũng chính là nơi tạo nên tên tuổi của Chế Linh. Tôi vẫn luôn muốn làm một cái gì đó tại thành phố này để có thể gặp gỡ khán giả của mình thật tự nhiên, ấm cúng như ở quán cà phê hay sinh hoạt văn nghệ nho nhỏ… Nhưng mà cho đến giờ phút này nó vẫn là ước ao chứ chưa thực hiện được. Và tôi cũng rất muốn có dịp hát tạ lỗi khán giả cho sự cố lỡ hẹn ngày trước.

Chế Linh: Người phụ nữ nào ở bên tôi cũng đều bất hạnh - 3

Tôi muốn hát ở quê nhà để tạ lỗi cùng khán giả

Bên cạnh những điều đó, tôi cũng mong muốn được ăn Tết tại Việt Nam. Mười mấy năm qua, tôi chưa có dịp ăn Tết tại quê nhà. Tết ở xứ người có đầy đủ vật chất đến mấy cũng không bằng xứ mình. Mặc dù cũng có những món ngon vật lạ, quần áo đẹp nhưng cái vắng thiếu duy nhất ở nước ngoài đó chính là nhành mai, hoa đào hay một vật cũng gần gũi quen thuộc ở những vùng quê xa xôi như cây nêu. Tôi sẽ dành thời gian thăm thú, ngắm nhìn những thay đổi tại quê nhà ở các vùng quê, tận hưởng lại nếp sống, phong tục tập quán cổ truyền của cân tộc bao năm xa vắng. Ở tuổi này, đôi khi tôi cảm thấy nhớ da diết hình ảnh cha mẹ, những người thân thuộc xung quanh mình ở quê nhà, nhớ tiếng trẻ con nô đùa rôm rả, tiếng chúc tết ríu rít và khuôn mặt rạng rỡ khi nhận những phong lì xì đỏ. Tôi cũng nhớ cả cảm giác hồi hợp trong đêm giao thừa khi ngồi xem bà, xem mẹ tiếp củi để nấu bánh. Mặc dù không khí này trong nhiều bài hát cũng đã đề cập đến nhưng mỗi khi hát, tôi lại cảm thấy bùi ngùi tiếc nuối.

 Bồng Sơn

Theo Dòng Đời