Ảnh nude và những tranh cãi trong làng mốt

Nhiều người trong giới chuyên môn đặt ra câu hỏi: Liệu có quảng bá được thời trang khi người mẫu không diện một mảnh vải nào trên người. Ranh giới giữa ảnh khỏa thân nghệ thuật và khiêu dâm xưa nay khá mong manh và bị nhiều người đánh đồng. Không nói đến nghệ thuật nhiếp ảnh nói chung, chỉ xét về góc độ trong làng mốt thì những concept trên tạp chí thời trang và chiến dịch quảng cáo của các thương hiệu đã đủ gây ra nhiều tranh cãi. Người người đều… cởi Không chỉ những hãng bình dân như Urban Outfitters, Abercrombie & Fitch, American Apparel hay các người mẫu thích nổi tiếng khi mới vào nghề, nhiều tạp chí thời trang đình đám gồm Vogue, Marie Claire cùng các nhà mốt có tiếng Dolce & Gabbana, Chanel, Longchamp đều mời những ngôi sao nổi tiếng Keira Knightley, Kate Moss… khỏa thân cho chiến dịch của mình. Theo biên tập viên Julia Neel của Vogue, từ các nhà thiết kế, người mẫu đến những ngôi sao phong cách nổi tiếng đều “cởi”… vì thời trang. Tiêu biểu như nhà thiết kế Yves Saint Laurent xuất hiện trong chiến dịch quảng bá nước hoa YSL Pour Homme của mình vào năm 1971 hay người mẫu Sophie Dahl khêu gợi trong một chiến dịch khác của hãng (bị cấm vào năm 2000).

WATCH-1024x829-1882-1413962369.jpg

Một số ảnh quảng cáo của Dolce & Gabanna, Calvin Klein, tạp chí W…

Kate Moss, Natalia Vodianova và Robbie Williams đều từng khỏa thân trên trang bìa Vogue. Vào số tháng 3/2010 của tạp chí này có 8 chân dài khỏa thân, bao gồm cả Lara Stone, Kate Moss và Amber Valletta. Người mẫu đang mang thai Claudia Schiffer cũng lên bìa Vogue Đức, do “ông hoàng tóc bạc” Karl Lagerfeld chụp, còn thiên thần nội y Alessandra Ambrosio thì khỏa thân trong một chiến dịch quảng cáo đồ trang sức lúc đang mang bầu bé thứ hai. Ảnh thời trang khỏa thân sớm được chấp nhận ở nhiều nước châu Âu và có mặt trên các ẩn phẩm nổi tiếng, đặc biệt là Vogue Paris, Vogue Italy, làm xu hướng này càng trở nên phổ biến, lan rộng một cách đàng hoàng, công khai.

page-5620-1413962370.jpg

Karlie Kloss khỏa thân trên Vogue Italy 2011, Kate Moss trên bìa Vogue tháng 1/1995, nhà thiết kế Marc Jacobs tháng 7/2010, nhà thiết kế Yves Saint Laurent  trong chiến dịch quảng bá nước hoa năm 1971. Quảng cáo cần sự tinh tế Daniel P Dykes, tổng biên tập kiêm đồng sáng lập tạp chí Fashionising nhận định: “Mọi người thường xuyên thấy thời trang và ảnh sex đi đôi với nhau nhưng lại thiếu hoàn toàn trang phục dù nhằm mục đích thúc đẩy quần áo và phụ kiện”. Daniel P Dykes tâm niệm, ảnh thời trang toát lên giá trị của một phong cách sống, còn với anh, sử dụng ảnh khỏa thân là thể hiện nhục dục. Anh nhắc đến từ “sex sells” (chỉ những thứ liên quan đến tình dục đều dễ bán, hốt bạc) và cho rằng điều đó cũng đúng nhưng không phải tất cả thị trường đều như vậy. Thay vào đó, một số yếu tố quan trọng khác lại bị bỏ qua. Đặc biệt trong những năm gần đây, tình trạng này trở nên phổ biến và ảnh hưởng rất nhiều đến thời trang. Daniel tin rằng tỷ lệ chụp ảnh thô tục được thúc đẩy bởi sự nổi tiếng của Terry Richardson và những thương hiệu như American Apparel sẽ suy yếu dần. Về bản chất, anh cho rằng ảnh khỏa thân như vậy khá lãng xẹt thay vì gợi lên cảm xúc. Vị tổng biên tập nhìn nhận, ảnh nude không có nội dung, ý nghĩa vẫn còn phổ biến, mặc dù loại ảnh có tính nghệ thuật đang gia tăng dần. Đồng thời, anh khẳng định thị hiếu của độc giả và người tiêu dùng ngày càng thông thái hơn. Họ ít rung cảm trước những ảnh nude thô tục và đặt ra câu hỏi “Thời trang ở đâu” trong các bức hình này.

oneitem-1024x411-8497-1413962370.jpg

Từ trái qua: Ảnh của Helmut Newton, chiến dịch quảng cáo Tom Ford thu đông 2009, ảnh của nhiếp ảnh gia Koray Birand trên Elle Thổ Nhĩ Kỳ và người mẫu Edita Vilkeviciute dưới ống kính nhóm nhiếp ảnh Mert and Marcus cho một chiến dịch thu đông 2011. Ảnh nude đi quá xa so với nghệ thuật thì đó là “khiêu dâm”. Daniel cũng vạch trần, những ảnh như của nhiếp ảnh gia Terry Richardson không còn nghi ngờ gì khi nói đó là khiêu dâm: “Lối chụp ảnh của Terry vẫn ảnh hưởng lớn đến ảnh thời trang thế giới, song nếu tìm hiểu, bạn sẽ không khó để nhận ra, chẳng bao lâu nữa thì những tên tuổi lớn sẽ tránh ống kính của Terry như bệnh dịch hạch”. Tất nhiên, Terry không phải là người đầu tiên làm mờ ranh giới giữa thời trang và khỏa thân. Trước đó, nhiếp ảnh Helmut Newton khá nổi tiếng với chụp ảnh thời trang khỏa thân dù mang tính nghệ thuật hơn nhiều. Nhưng sự kỳ thị da màu của Helmut đã khiến nhiều bức ảnh của ông không bao giờ được đăng trên tạp chí và cả Internet. Daniel cũng nhìn thấy thời đại Internet ngày nay có thể làm mọi thứ thoáng hơn. Những nhiếp ảnh gia như Terry Richardson, Mario Testino có thể dễ dàng chụp ảnh cho tạp chí thời trang cao cấp mà thiếu hoàn toàn quần áo. Anh khẳng định khiêu dâm sẽ không phải là dòng chính và quảng cáo cần sự tinh tế.

whicharethese-1024x964-9958-1413962370.j

Người mẫu Leigh Yeager dưới ống kính Jeff Tse (2 ảnh trên), Elsa Hosk chụp bởi Andreas Kock và Elisabet Garcia chụp bởi Francois Berthier. Ảnh khỏa thân, gợi dục và quảng cáo gắn với nhau trong nhiều năm liền, vì nó dễ thu hút sự chú ý của mọi người. Nhiều hãng thời trang thậm chí chẳng cần suy luận sâu xa hay học một lớp makerting sản phẩm cũng hiểu điều đó. Thế nên, nhiều thương hiệu trong ngành công nghiệp thời trang, từ cao cấp như Tom Ford đến giá rẻ như American Apparel đều áp dụng. Daniel P Dykes nói lên hiện thực, trước kia, một người mẫu thời trang chỉ đơn giản là làm mẫu thời trang. Nhưng khái niệm ấy đã trở nên méo mó, người mẫu thời trang cũng là người mẫu khỏa thân dù đó là hai nghề riêng biệt. Phục vụ chiến thuật gây sốc Nói về vấn đề này, nhà báo Sarah Churchwell kiêm giảng viên cao cấp về văn hóa và phong cách sống của Đại học East Anglia (Mỹ) dẫn lời nhà văn Mark Twain: “Quần áo làm nên con người trong xã hội. Những kẻ trần truồng không có hoặc có rất ít ảnh hưởng lên xã hội”. Cô hài hước nói, quần áo vẫn có thể làm nên người đàn ông (ngoại trừ nam diễn viên Sacha Baron Cohen thích gây sốc). Nhưng phụ nữ nude đang ngày càng hot trong giới thời trang, nơi lẽ ra không thể vắng mặt quần áo. Cô dí dỏm, nếu khỏa thân trở thành phong cách cuối cùng, có lẽ sau này toàn bộ ngành công nghiệp thời trang sẽ tự làm mình mất việc. Cô thấy rằng, trong vài năm qua, kể cả các tạp chí thời trang cao cấp cũng để lại quần áo một đống trên sàn và chụp những tấm ảnh “nghệ thuật” mà những người phụ nữ hoàn toàn không có một vải mảnh trên người.

FUR-1024x945-6202-1413962370.jpg

Diễn viên Anh Kate Winslet chụp cho Vanity Fair dưới ống kính Steven Meisel,  Doutzen Kroes trên tạp chí áo tắm V chụp bởi Mario Testino, Charlotte Rampling do Helmut Newton chụp (2002) và một bức hình của nhiếp ảnh gia Guy Bourdin. Sarah thấy nghịch lý: Những người đàn ông sẽ hay tìm thấy phụ nữ nude trên các tạp chí nam giới. Nhưng tạp chí dành cho phái đẹp thì sao phải bán hình ảnh phụ nữ khỏa thân cho những người phụ nữ khác? Cô nghĩ, họ không tìm mua quần áo, không có nhu cầu tình dục thì đơn thuần là ngắm vẻ đẹp của phái mình. Rõ ràng, ảnh khỏa thân đang dần phổ biến trong truyền thông chính thống. Thực tế, đó là một chiến thuật gây sốc, một kỹ thuật gây chú ý. Vì cơ thể thường làm nổi bật một mặt hàng như giày dép, phụ kiện mà không bị phân tán vào các sản phẩm khác. Quần áo, giày dép, túi xách, đồ trang sức, sản phẩm trang điểm, chăm sóc da, tóc, tất cả chỉ làm tôn thêm vẻ đẹp. Chính vì vậy, hình ảnh phô bày một người phụ nữ đẹp sẽ thách thức lòng tự trọng những người phụ nữ khác.

NudePurpleMagazine-1786-1413962370.jpg

Theo một bài luận của Beautifully Invisible thu hút sự chú ý của đông đảo blogger, các nhiếp ảnh gia như Helmut Newton, Guy Bourdin dùng ảnh khỏa thân và tình dục như một hình thức thể hiện nghệ thuật, nhưng khi khỏa thân chỉ phục vụ cho mỗi mục đích khỏa thân thì sẽ ít gây ảnh hưởng và tạo ra sự tiêu cực. Anh cũng đặt câu hỏi: Không có quần áo, phụ kiện thì thời trang là thứ gì? Ảnh nude trong thời trang – nghệ thuật hay khiêu dâm vẫn là đề tài gây nhiều tranh cãi và chưa có hồi kết, để đôi lần giới mộ điệu tự hỏi, ảnh thời trang sao không có món đồ thời trang nào!

Lana

Theo Ngôi Sao