Thanh Hằng, Lan Khuê mặc áo bà ba cách tân trong phim ‘Mẹ chồng’

Vừa xuất hiện thoáng qua trong teaser trailer phim “Mẹ Chồng”, những bộ trang phục từ áo bà ba đến áo dài của nhà thiết kế Thủy Nguyễn đã tạo được ấn tượng mạnh cho khán giả.

Trang phục áo bà ba trong phim Mẹ chồng không hoàn toàn giữ nguyên mẫu trong bối cảnh những năm 1930-1945 mà được đoàn làm phim kết hợp với nhà thiết kế Thủy Nguyễn cải biến để phù hợp với thân phận, địa vị, nói lên tính cách từng nhân vật.
Thanh Hang, Lan Khue mac ao ba ba cach tan trong phim 'Me chong' hinh anh 2
Bộ áo bà ba của bà Hai Lịnh (Diễm My) được lấy tông màu vàng, trải dài từ đậm cho đến nhạt, mang hình ảnh của người phụ nữ quyền lực, vương giả. Chiếc khăn choàng sử dụng họa tiết con công thêu tay, màu vàng đỏ nổi bật làm điểm nhấn.
Thanh Hang, Lan Khue mac ao ba ba cach tan trong phim 'Me chong' hinh anh 3
Vì là nhân vật chính của phim nên những chiếc áo bà ba của Ba Trân (Thanh Hằng thủ vai) luôn có chất liệu nhung, tạo kiểu xếp phồng, độn vai và có màu sắc trầm như đỏ rượu, đen để thể hiện sự sang trọng và quyền lực.
Thanh Hang, Lan Khue mac ao ba ba cach tan trong phim 'Me chong' hinh anh 4
Bên cạnh đó, trang phục của Ba Trân còn được điểm xuyến bởi những chi tiết hình con rắn, đại diện cho sự mưu mô, toan tính. Trang sức được Thanh Hằng sử dụng cũng mang hình tượng rắn là chủ đạo. Nhà thiết kế chia sẻ rắn không phải là hình đẹp và dễ làm như rồng phượng. Nhưng với 10 bộ trang phục, cô phải làm sao để biến đổi các hình ảnh về rắn sao cho đặc sắc, dùng nhiều cách từ in, thêu đến làm trang sức.
Thanh Hang, Lan Khue mac ao ba ba cach tan trong phim 'Me chong' hinh anh 5
Kiểu áo tay phồng, độn vai được sử dụng triệt để nhằm làm tăng lên vẻ uy quyền của Ba Trân. Đây được xem là sự sáng tạo mới mẻ của phim khi kết hợp giữa trang phục truyền thống phương Đông và phương Tây.
Thanh Hang, Lan Khue mac ao ba ba cach tan trong phim 'Me chong' hinh anh 6
Ngoài áo bà ba, trang phục của Ba Trân còn gây được ấn tượng với những bộ áo dài truyền thống. Nhà thiết kế lựa chọn kiểu áo dài đơn giản, không bó sát, chít eo như hiện tại để thể hiện đúng tinh thần của thời trang áo dài trong quá khứ. Nhà thiết kế chia sẻ: “Đạo diễn đưa cho tôi bài toán rất khó và mông lung, chỉ nói rằng phim này ở thời cũ, không xác định rõ thời gian là những năm 1930 hay 1960, ngoài ra, phim cũng không phải là tả thật “.
Thanh Hang, Lan Khue mac ao ba ba cach tan trong phim 'Me chong' hinh anh 7
Đối lập hoàn toàn với vẻ sắc sảo của mẹ chồng Ba Trân là nhân vật Tuyết Mai (Midu thủ vai).  Vốn là một cô gái tân thời, được học ở trường Tây nên trang phục của cô dù là áo bà ba nhưng vẫn được thiết kể theo kiểu dáng gợi cảm, cho thấy sự phóng khoáng, hiện đại.
Thanh Hang, Lan Khue mac ao ba ba cach tan trong phim 'Me chong' hinh anh 8
Với nàng dâu khó đoán Tư Thì (Lan Khuê), màu tím là màu chủ đạo trong trang phục. Màu tím vừa có ý nghĩa là sự nồng ấm, chung thủy nhưng vẩn mang theo sự bí ẩn giống như nhân vật mà Lan Khuê thể hiện.
Thanh Hang, Lan Khue mac ao ba ba cach tan trong phim 'Me chong' hinh anh 9
Trước khi ngồi vào ghế cai quản gia đình, Ba Trân thường diện áo dài đơn giản với họa tiết hoa thêu tay nhẹ nhàng, nữ tính còn bà Hai Lịnh được đầu tư về phụ kiện từ áo choàng, trâm cài tóc, nhẫn.
Thanh Hang, Lan Khue mac ao ba ba cach tan trong phim 'Me chong' hinh anh 10
Khác với những thiết kế cầu kì sau đó, ở thời kỳ đầu của câu chuyện, trang phục của nhân vật tương đối đơn giản, chủ yếu lấy từ những kiểu dáng cổ điển, truyền thống, không có nhiều điểm nhấn đặc biệt.
Thanh Hang, Lan Khue mac ao ba ba cach tan trong phim 'Me chong' hinh anh 11
Áo dài cưới truyền thống của người Việt ở thời kỳ năm 1930-1945 cũng được thể hiện rõ nét và sống động trên phim. Tuy nhiên, một số khán giả lo lắng sự sáng tạo của các nhà thiết kế có thực sự phù hợp với văn hóa thời đại đó hay bộ phim lại bị biến thành một sàn diễn đẹp đầy màu sắc nhưng không có tính truyền thống .

Linh Lan

Ảnh: ĐPCC

Theo Zing